Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Hội thảo Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010

Từ 22/6 đến 30/6/2011

Ngày 17 tháng 11 năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQL NTD). Luật được áp dụng đối với người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.
Luật BVQL NTD 2010 thay thế cho Pháp lệnh BVQL NTD năm 1999. Sự ra đời của Luật này đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BVQL NTD, đáp ứng kịp thời yêu cầu BVQL NTD trong nền kinh tế thị trường.
So với quy định trước đây về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật BVQL NTD 2010 có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là những quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện một số hành vi như: Lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về sản phẩm, uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân; Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hoá, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng; Ép buộc người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, khắc phục những bất cập trong Pháp lệnh BVQL NTD năm 1999 trong vấn đề kiểm soát hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung, Luật yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Luật BVQL NTD 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2011. Để chuẩn bị cho sự kiện này, Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên Giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) tổ chức tuần lễ truyền thông phổ biến về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Tuần lễ truyền thông diễn ra từ ngày 22 đến 30 tháng 6 năm 2011, nhằm quảng bá Luật BVQL NTD, nâng cao nhận thức của công chúng về những quyền hợp pháp của người tiêu dùng được pháp luật bảo vệ và các cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Trong tuần lễ truyền thông, ba hội thảo sẽ được tổ chức tại 3 thành phố lớn là Đà Nẵng (22/6), Tp. Hồ Chí Minh (24/6) và Hà Nội (30/6) với chủ đề “Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Công cụ pháp luật hữu hiệu bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh tham dự và chủ trì các hội thảo. Hội thảo có các bài tham luận của nhiều chuyên gia trong nước và chuyên gia quốc tế về những vấn đề đang được cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam quan tâm: quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kinh nghiệm của châu Âu trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong các cuộc hội thảo, Dự án MUTRAP III sẽ phổ biến rộng rãi Bộ tài liệu giới thiệu Luật BVQL NTD, gồm 6 cuốn sổ tay hỏi đáp về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bộ tài liệu được thiết kế giản dị, đẹp mắt, dễ hiểu, nhằm truyền tải đến công chúng những  nội dung cơ bản nhất của Luật BVQL NTD.

Ngoài ra, bên cạnh hội thảo tại Hà Nội ngày 30/6, một cuộc họp báo sẽ được tổ chức, dưới sự chủ tọa của Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh. Cuộc họp báo có chủ đề “Tuần lễ truyền thông phổ biến về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010”.

Thời gian và địa điểm và tổ chức Hội thảo:
22/6: Green Plaza, 238 Bạch Đằng, TP Đà nẵng
24/6: Khách sạn Rex, 141 Nguyễn Huệ, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
30/6: Khách sạn Sheraton, 11 Xuân Diệu, Hà Nội

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

7 lời khuyên của các chuyên gia khi tiếp thị trên mạng xã hội FACEBOOK

Dưới đây là 7 lời khuyên của các chuyên gia khi tiếp thị trên mạng xã hội này.
1.    Kết nối Facebook với website
Theo Jesse Stay, tác giả của nhiều cuốn sách viết về Facebook, cho biết: “Điều đầu tiên bạn có thể làm là kết nối Facebook với website. Việc này đơn giản có thể làm được bằng cách chèn một đoạn code lấy từ Facebook vào website. Sự kết nối này sẽ là công cụ rất hiệu quả giúp gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu”
Có rất nhiều cách để chèn Facebook vào website, nhưng cách đơn giản nhất là chèn biểu tượng “Thích” (Like) của Facebook. Biểu tượng này giúp bạn biết chính xác số lượng fan và những ai đang là fan.

2.    Sử dụng quảng cáo Facebook
“Một trong những phương pháp tiếp thị tương tác chi phí thấp hiện nay là quảng cáo trên Facebook. Hình thức này phù hợp với mọi doanh nghiệp và đặc biệt cho phép chuyên viên tiếp thị lựa chọn đối tượng mục tiêu một cách chính xác theo từng đặc điểm nhân khẩu học mong muốn.” Theo Chris Treadaway, đồng tác giả của cuốn Facebook Marketing: An Hour a Day (tạm dịch: Tiếp thị trên Facebook: 1 giờ mỗi ngày)
Tạo một quảng cáo trên Facebook cực kì đơn giản. Bạn chỉ cần vào mục quảng cáo của Facebook và nhấn vào nút “Tạo quảng cáo”, sau đó làm theo hướng dẫn.
3.    Tận dụng “Friends of Connections”
Một khi đã tạo quảng cáo trên Facebook, thì mẹo dưới đây sẽ giúp tăng hiệu quả của quảng cáo.
“Giả sử bạn đang xem chương trình truyền hình yêu thích thì lại bị gián đoạn bởi quảng cáo. Thông thường thì bạn sẽ chuyển kênh hoặc tranh thủ làm một việc gì đó, nhưng lần này bạn lại thấy ở góc dưới bên phải xuất hiện hình ảnh của bạn mình đang nói rằng họ thích mẫu quảng cáo đó. Nghe có vẻ thú vị phải không?”
Theo Dave Kerpen, tác giả của cuốn “Likeable Social Media: Marketing to Win in a Facebook World”: Tính năng “Friends of Connections” cho phép fan của bạn tham gia vào mẫu quảng cáo”

4.    Cho fan một lý do thú vị để kết nối
Theo Michael Stelzner, người sáng lập Social Media Examiner: “Người ta thường cần một lí do nào đó để tụ tập với nhau. Thay vì chỉ tự mình chia sẻ thông tin, hãy khuyến khích fan chia sẻ thông tin và những điều họ yêu thích. Bạn cũng có thể thu hút fan bằng cách nhờ một chuyên gia trả lời những điều fan đang quan tâm nhất”.
Trên trang Facebook của Social Media Examiner, chúng tôi tạo ra giờ vui vẻ và khuyến khích fan giới thiệu về blog của họ hay chia sẻ những điều họ yêu thích. Điều này đã tạo ra một thành công rất lớn.

5.    Sử dụng video để thu hút fan
Theo Ekaterina Walter, chuyên viên chiến lược mạng xã hội tại Intel cho biết: “Fan rất thích xem video. Mỗi khi có một người không phải là fan xem video của bạn, một pop up sẽ hiện ra ở góc trái phía trên và đề nghị người xem “Thích” trang của bạn. Để tận dụng được chức năng này, bạn cần tải video lên thẻ video trên Facebook (không phải là đường link video trên Youtube)”

Khi người không phải là fan xem video trên Facebook, họ sẽ thấy nút “Thích” trang Facebook trên góc trên phía trái của màn hình video. Đặc điểm này là một công cụ rất tốt để tăng cường sự hiện diện và thu hút thêm nhiều fan mới.
6.    Biến trang Facebook thành công cụ kích cầu
Theo Mari Smith, đồng tác giả của cuốn Facebook Marketing: An Hour a Day: “Một trong những ứng dụng đầu tiên cần đưa vào trang Facebook chính là “Static FBML” (Facebook Markup Language), ứng dụng này cho phép bạn tự điều chỉnh trang nội dung và cả những hộp thoại cho phép người dùng đăng kí, ví dụ như nhận tạp chí điện tử, nhận quà tặng…”
Trong ví dụ ở trên, Darren Rowse đang làm cho ProBlogger sử dụng một hộp đăng kí trên Facebook để giới thiệu về sản phẩm bằng podcast (là các file dạng âm thanh: mp3, wma, acc... mô tả thông tin về 1 sản phẩm, dịch vụ).

7.    Biến Facebook thành một cộng đồng
Theo Rob Birgfeld, giám đốc phụ trách chiến lược tiếp thị tương tác của SmartBrief cho biết: “Bạn có thể biến Facebook trở thành một điểm họp mặt của những người có chung sở thích và càng gắn kết với họ càng nhiều càng tốt. Hãy đặt ra các câu hỏi và khuyến khích fan chia sẻ trên tường của bạn. Đừng tự hỏi rằng “Chúng ta nên chia sẻ những gì?” mà hãy hỏi “fan của chúng ta muốn chia sẻ những gì?” – sau đó hãy đưa ra các chiến lược để trả lời câu hỏi trên. Hãy biến trang của bạn thành nơi mà các fan có chung sở thích có thể kết nối và chia sẻ với nhau.”

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

Tiêu dùng xanh với Bellizeno (Green consumption with Bellizeno)


Trong thời đại mà sự giao lưu kinh tế không còn giới hạn, cơ hội và thách thức gắn liền với nhau, thì các sản phẩm – dịch vụ tiêu dùng có nguồn gốc hoặc gần gũi với tự nhiên, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng tất yếu của thời đại, xu hướng “tiêu dùng xanh”.

Giá trị tiêu dùng mới
Hiện nay nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà sản xuất đã theo kịp xu hướng này bằng cách tiếp cận các công nghệ xanh, và tập trung vào các loại sản phẩm mà các tác động của chúng có lợi ích thiết thực cho con người, bảo vệ môi trường. Tập đoàn Hiệp Hưng một trong những doanh nghiệp từ năm 2005 đã gắn các sản phẩm của mình vì lợi ích của môi trường và cộng đồng, hướng cộng đồngnhững người tiêu dùng sản phẩm của tập đoàn trở thành cộng đồngnhững người “tiêu dùng xanh”: đẳng cấp- hiện đại và sành điệu.
Các sản phẩm chăn ga gối đệm mang nhãn hiệu Bellizeno của Tập đoàn Hiệp Hưng, là những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như lông vũ, sợi cao cấpcotton vi sinh... Những sản phẩm của Bellizeno, trực tiếp tiếp xúc với cơ thể và làn da của người tiêu dùng trong suốt thời gian giấc ngủ nên Bellizeno rất coi trọng tới nguồn gốc tự nhiên của nguyên liệu làm ra sản phẩm, bởi các nguyên liệu đó sẽ tạo ra sư thoải mái cho người sử dụng, khiến cho giấc ngủ được sâu hơn, không gây bụi bông sinh lý, không gây kích ứng da khi đắp, góp phấn vào phục hồi sức khỏe. Đó là giá trị hoàn toàn rõ ràng của dòng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên mang nhãn hiệu Bellizeno
Cũng theo sự chia sẻ của bà Đoàn Thị Hữu Nghị- Tổng giám đốc tập đoàn Hiệp Hưng, thì việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đã tạo ra các giá trị mới không chỉ về mặt kinh tế mà còn mang tới sự tiến bộ cùng các ý thức giáo dục con người. Theo các điều tra xã hội học thì người tiêu dùng hiện đại càng ngày càng bài xích việc tiêu dùng vô độ, được coi là kết quả của nền sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều hóa chất. Tiêu dùng “xanh” trở thành tiêu chí cho một xã hội tiến bộ.Thực tế hiện này người tiêu dùng càng ngày càng mong muốn có một cuộc sống lành mạnh, được tiêu dùng các sản phẩm sạch, không gây tác hại tới môi trường sống và cuộc sống nguời tiêu dùng. Họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn nhiều lần cho những dòng sản phẩm so với sản phẩm có tính năng tương tự nhưng có yếu tố hóa chất công nghiệp hoặc không có nguồn gốc tự nhiên.
Đẳng cấp thực sự
Mỗi một sản phẩm của Bellizeno đều được khách hàng đánh giá rất cao bởi ngoài chất liệu từ thiên nhiên đáp ứng tiêu chí “tiêu dùng xanh”, chăn, ga, gối thương hiệu Benllizeno còn được chế tác theo công nghệ hiện đại và mốt nhất hiện nay cho dòng sản phẩm này như: gặt nhiều lần vẫn giữ được độ mịn, mượt, đẹp, bóng…Chính vì thế Bellizeno đã có chỗ đứng vững chắc tại các thị trường khó tính như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản.
Khi ý thức về  việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, phát triển bền vững trở thành một giá  trị xã hội, thì những người tiêu dùng có  đẳng cấp và kiến thức thực sự là người tiêu dùng khôn ngoan lựa chọn các sản phẩm có nguyên liệu xuất xứ và thân thiện  với thiên nhiên… Hiểu rõ điều đó nên xuyên suốt, qua hơn 20 năm phát triển, Tập đoàn Hiệp Hưng đã lựa chọn một con đường là đem tới cho người tiêu dùng những sản phẩm thật sự đẳng cấp.
“Người tiêu dùng hiện nay đã chọn cho mình một phong cách tiêu dùng mới,không chỉ thể hiện về hình thức mà còn nội dung bên trong sản phẩm, không chỉ phục vụ lợi ích cá nhân mà còn có tác động tích cực tới cộng đồng. Tiêu dùng xanh đáp ứng những điều đó cho nên ngày càng trở nên mạnh mẽ và trở thành xu hướng tất yếu”. Đó là tâm sự của bà Nghị, và cũng là quan điểm tạo dựng nên uy tín cho thương hiệu Bellizeno.
Bellizeno (Quynh Mai)
Global Elite Consulting vừa tung ra gói tư vấn Green Marketing Strategy and System (Chiến lược và hệ thống Marketing Xanh). Gói tư vấn giúp doanh nghiệp định hướng kinh doanh theo hướng xanh hóa doanh nghiệp và chuỗi giá trị, gia tăng giá trị xanh cho khách hàng từ đó gia tăng giá trị thương hiệu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với những chuyên gia hàng đầu về Green Marketing trong khu vực và được sự hỗ trợ về kiến thức và kỹ năng của CMO Council Việt Nam, Global Elite Consulting là nhà tư vấn uy tín về Green Marketing (Tiếp thị xanh) tại Việt Nam và trong khu vực ASEAN. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ: globalelitecorp@gmail.com 
(Tin doanh nghiệp) 

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Phong cách tiêu dùng xanh (Green consuming style)

“Phong cách tiêu dùng xanh” (Green consumption style) một khái niệm còn quá mới ở Việt Nam, là lĩnh vực kinh doanh thông qua các hoạt động kinh tế góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Bên lề năm mới, ThienNhien.Net đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Lưu – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu Sản phẩm Xanh Việt Nam (VIEXAN) kiêm Tổng giám đốc Siêu thị 24H về vấn đề khá mới mẻ này tại Việt Nam.
- Là một trong những người nỗ lực thúc đẩy “Phong cách tiêu dùng xanh (PCTDX)” tại Việt Nam, xin ông giới thiệu một chút về phong cách này?
“Sống xanh”, “xanh hóa” … là các từ được nhắc đến nhiều trên thế giới trong những năm qua và ngay tại Việt Nam gần đây cũng xuất hiện các phong trào kêu gọi và thúc đẩy “sống xanh” như sáng kiến “Go Green” do Toyota Việt Nam tài trợ hay trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã hình thành thuật ngữ Greenagers – để nói về lớp người trẻ quan tâm đến môi trường.
Trong lĩnh vực kinh doanh đã có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất và cung ứng các sản phẩm sạch, chẳng hạn rau sạch, thịt sạch … Tuy nhiên, các chương trình này chưa đem lại kết quả như mong đợ,i có lẽ do các phong trào “sống xanh” thiên về bảo vệ môi trường mà chưa chú ý nhiều đến tiêu dùng – mắt xích trung tâm của các quá trình thực hiện hành vi của con người; còn các dự án rau sạch, thịt sạch vì lý do này khác chưa có cơ sở khách hàng đông đảo để phát triển. Chính vì lẽ đó, chúng tôi thấy rằng cần thúc đẩy PCTDX làm động lực và nhân tố kết nối giải quyết các vấn đề cả về kinh tế, xã hội, và môi trường.
Có ba thành tố của phong cách tiêu dùng xanh đó là tiêu dùng vì sức khỏe của bản thân, tiêu dùng vì sự phát triển của cộng đồng, và tiêu dùng vì xanh sạch của môi trường. Một người có phong cách tiêu dùng xanh khi mua trà sẽ đặt ra các câu hỏi như: Trà có sạch không? Có tẩm ướp hóa chất độc hại không? Ai có được việc làm và thu nhập từ sản phẩm trà này, trong đó có người nghèo ví dụ đồng bào dân tộc Dao, H’mông, Tày, Eđê… hay người lao động nghèo trong nước không? Sản phẩm này có phải được tạo ra từ sự hủy hoại môi trường không? … Người đó sau đó khi tiêu dùng sẽ chú ý thu gom và tái chế các phụ phẩm sao cho không gây ô nhiễm môi trường sống.
Phong cách tiêu dùng xanh không chỉ áp dụng đối với cá nhân mà còn áp dụng với các cơ quan tổ chức. Gần đây phong trào “ Văn phòng xanh – Green Office” đang bước đầu được một số tổ chức như Đại Sứ Quán Đan Mạch, Toyota Việt Nam … triển khai. Mặc dù vậy, con số này còn khá khiêm tốn. Hy vọng rằng sẽ có ngày càng nhiều tổ chức tham gia “Văn phòng xanh” và họ chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh tiêu dùng (tức mua sắm các sản phẩm xanh để sử dụng trong văn phòng).
- Trong bối cảnh kinh tế xã hội và môi trường tại Việt Nam hiện nay “Phong cách tiêu dùng xanh” sẽ có những đóng góp như thế nào?
Năm 2009 sẽ năm đầy khó khăn cả về kinh tế, xã hội và môi trường, tuy nhiên cũng sẽ có nhiều cơ hội để nước ta vượt qua khó khăn và phát triển như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra trong thông điệp đầu năm vừa qua. Theo tôi nếu thúc đẩy được PCTDX thì sẽ góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Càng nhiều người theo PCTDX thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ càng dễ dàng ngăn ngừa và khắc phục, những người nghèo và cộng đồng khó khăn sẽ có thêm nhiều việc làm, các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ bán được nhiều hàng hơn, còn môi trường sẽ xanh và sạch hơn nhờ những người có PCTDX.
- Để thúc đẩy phong cách tiêu dùng xanh tại Việt Nam cần triển khai những gì?
Cần có sự tham gia đồng thời của cả ba khối Nhà nước – Xã hội dân sự – Doanh nghiệp, trong đó Nhà nước đóng vai trò bảo trợ, hỗ trợ còn vai trò chủ đạo là khối xã hội dân sự và doanh nghiệp.
Đối với khối doanh nghiệp cần tăng cường phát triển các sản phẩm xanh (sản phẩm an toàn cho sức khỏe, sản phẩm tạo được nhiều việc làm cho lao động nghèo và khó khăn, sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường) có chất lượng tốt, giá cả hợp lý để đáp ứng nhu cầu của những người đã, đang và có tiềm năng gia gia nhập nhóm PCTDX. Đồng thời, doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác với khối xã hội dân sự thực hiện các dự án thúc đẩy PCTDX.
Đối với khối xã hội dân sự tuy mỗi cá nhân, tổ chức đều có lĩnh vực hoạt động riêng nhưng do PCTDX có phạm vi rất rộng và có liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội, do đó hãy lồng ghép thúc đẩy PCTDX vào hoạt động của mình mỗi khi có thể, đơn giản từ việc quyết định mua một gói trà xanh nguyên chất do đồng bào H’mông trồng thay vì loại chè thời thượng nhập khẩu, hay thay thế một khay đựng tài liệu bằng nhựa bằng khay mây tre đan cho đến việc triển khai một chương trình và dự án qui mô về thúc đẩy PCTDX.
- Xin cho biết một số dự án mà VIEXAN đang triển khai để thúc đẩy phong cách tiêu dùng xanh tại Việt Nam?
Chúng tôi có nhiều hoạt động thúc đẩy PCTDX, trong đó đáng kể nhất là dự án thay thế túi nilon trong hoạt động bán lẻ (dự án làm lợi cho cả người tiêu dùng, nhà bán lẻ, môi trường), dự án này đang được đàm phán và thỏa thuận với nhà tài trợ để triển khai sớm trong đầu năm 2009.
Ngoài ra VIEXAN cũng đang triển khai hợp tác với các hợp tác xã trồng trà của đồng bào người Dao, người H’mông để hỗ trợ sản xuất và tiếp thị các dòng sản phẩm trà tự nhiên nguyên chất dưới tiêu đề “Sản phẩm xanh cho gia đình và văn phòng xanh”.

Thói quen tiêu dùng xanh (Consumers' behavior on green consuming)

 
Nếu người tiêu dùng thay đổi thói quen và nhận thức của mình, các nhà sản xuất sẽ phải thay đổi, và xã hội sẽ thay đổi.
Khái niệm “người tiêu dùng xanh” (green consumer) được hiểu là người tiêu dùng thân thiện với môi trường. Những người tiêu dùng này gần đây đã có ảnh hưởng nhiều hơn đối với việc tạo ra những thay đổi trong vấn đề nhận thức về môi trường. Tuy nhiên, không dễ để trở thành một người tiêu dùng xanh. Bạn phải thay đổi những thói quen tiêu dùng của mình đã hình thành từ rất lâu.
Nếu là một người tiêu dùng xanh quan tâm đến môi trường, họ chỉ mua những sản phẩm thân thiện với môi trường hay thân thiện với tự nhiên. Sản phẩm có ít hoặc không có bao bì, sản phẩm tạo ra từ những thành phần tự nhiên và những sản phẩm trong quá trình sản xuất ra chúng không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường...
Tại châu Âu, đa số là người tiêu dùng xanh. Sự khác biệt về tỷ lệ này phản ánh sự nhận thức về môi trường trong cộng đồng.
Đã đến lúc người tiêu dùng cần đòi hỏi quyền lợi cho chính mình, quyền của người mua hàng, và yêu cầu nhà cung cấp làm theo tầm nhìn về bảo vệ môi trường, hoặc có quyền từ chối mua hàng của họ.
Thói quen cần thay đổi
Thay đổi thói quen mua hàng và tiêu dùng để giảm tác động đến môi trường là xu thế đang phát triển từ những người tiêu dùng xanh. Xách theo túi mua hàng là một ví dụ khi đi chợ, siêu thị. Ở Thuỵ Điển, hàng hoá sau khi tính tiền chỉ được đựng trong những túi nylon rất mỏng manh và rất dễ rách nếu bạn mua hàng nhiều và nặng. Muốn có những túi nhựa dày để đựng như vẫn thường thấy trong các siêu thị của TP.HCM bạn phải trả tiền khoảng 6.000 – 10.000đ tuỳ kích cỡ. Đây là một biện pháp kinh tế của chính phủ để hạn chế việc tiêu thụ túi nhựa cũng như thải rác nhựa ra môi trường và khuyến khích người dân đem theo túi đựng hàng có thể sử dụng được nhiều lần như túi vải, giỏ xách.
Tại TP. HCM bây giờ ra đường, cũng không ít các bà nội trợ đi chợ tay không mà không đem theo giỏ. Bởi vì ra chợ đã có người bán đựng hàng cho mình trong các bao xốp, mua nhiều thứ lắt nhắt, người bán quen không ngại ngần tặng luôn một bao xốp khác lớn hơn để bạn đựng cho tiện. Và đi chợ về, túi xốp lớn túi xốp nhỏ đó lần lượt đi vào thùng rác, dẫn đến lượng rác càng ngày càng tăng từ các hộ gia đình trong đô thị lớn.
Đừng mua những sản phẩm có mùi hương thơm ngát. Các sản phẩm này có tẩm hương liệu nhân tạo và đa phần chúng đều là hợp chất hữu cơ bay hơi độc hại cho cơ thể. Thay vào đó, hãy sử dụng những bình hoa tươi hoặc một vòng hoa nhài, vừa rẻ, lại vừa không độc hại.
Giấy vệ sinh có màu trắng tinh và hương thơm được chú ý nhiều hơn đối với người tiêu dùng. Giấy càng trắng càng phải qua nhiều công đoạn tẩy trắng bằng chất tẩy và sử dụng nhiều nước kèm theo thải ra ngoài môi trường nhiều nước thải độc hại hơn. Người tiêu dùng ở Đức hơn 5 năm qua đã chuyển sang loại giấy vệ sinh sản xuất từ bột giấy không tẩy trắng và không tẩm hương lịêu. Loại giấy này đắt gấp 3 lần so với loại giấy vệ sinh sản xuất theo cách thông thường.
Bất cứ khi nào có thể, tránh mua thực phẩm có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, có chất kích thích tăng trưởng.
Th.S. Đỗ Hoàng Oanh - (theo Sài gòn tiếp thị)

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Choosing the Right Green Marketing Strategy

Choosing the Right Green Marketing Strategy

Consumers, shareholders and society all can benefit when a company integrates environmental friendliness into its marketing strategy. If properly implemented, “green marketing” can help increase the emotional connection between consumers and brands. Being branded a green company can generate a more positive public image, which can enhance sales and increase stock prices.
Companies seeking higher revenues with green initiatives must learn to carefully size the potential market in their industry and consider their potential to differentiate their green products from those of competitors.
How, then, should companies handle the dilemmas associated with green marketing? Always keep in mind that consumers are unlikely to compromise on traditional product attributes, such as convenience, availability, price, quality and performance. A range of strategies work best under different market and competitive conditions.
Green Consumer SegmentsWhile buying green may not appeal to everyone, there are substantial numbers of consumers who are potentially receptive to a green appeal. Marketers can segment the market based on a Roper survey into different shades of green, ranging from True Blue Greens, who have strong environmental values, to Grousers and Basic Browns, who are uneducated and apathetic about the environment, respectively.
Choosing a Strategy
Companies contemplating a green strategy must consider how competitors are pursuing these potential segments. They must ask two primary questions. First, how substantial is the green consumer segment for the company? Second, can the brand or company be differentiated on the green dimension? Depending on how these questions are answered, companies should consider one of these strategies:
  • Lean Greens try to be good corporate citizens, but they are not focused on publicizing or marketing their green initiatives. Instead, they are interested in reducing costs and improving efficiencies through pro-environmental activities, thereby creating a lower-cost competitive advantage. An example is Coca-Cola.
  • Defensive Greens usually use green marketing as a precautionary measure, a response to a crisis or a response to a competitor's actions. They seek to enhance brand image and mitigate damage, recognizing that the green market segments are important and profitable constituencies that they cannot afford to alienate. Gap Inc. falls into this category.
  • Shaded Greens invest in long-term, systemwide, environmentally friendly processes that require a substantial financial and nonfinancial commitment. They have the capability of truly differentiating themselves on greenness, but they choose not to do that because they operate in markets in which they can make more money by stressing other attributes. Toyota implements this strategy in marketing its Prius.
  • Extreme Greens are companies shaped by holistic philosophies and values. Environmental issues are fully integrated into the business and product life-cycle process of these firms. Examples include The Body Shop, Patagonia and Honest Tea.
Implementation ConsiderationsUnderstanding where a brand or company really stands on the two dimensions of green market size and the ability to differentiate requires careful research. Companies must gather data from customer records or surveys to determine where their current customers fall in the range of green consumers and determine how those consumers perceive the greenness of competitors in relation to the company's brand. They also must cultivate a corporate culture that supports the success of a green marketing strategy and then educate consumers about it.
Conclusion: Fulfilling the PromiseWhile there are obvious benefits to integrating environmental friendliness into consumer marketing, there is a lot at stake for those who choose to implement green marketing strategies.
As consumers' needs and preferences evolve, they demand business practices and products that are friendly to the environment. Ultimately, the challenge lies with marketers to come up with a green solution that works for consumers as well as companies.