Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Marketing "Xanh"

Marketing Xanh
Khi bắt đầu, chúng tôi không gọi những gì mình làm là “thương hiệu bền vững” - chúng tôi tiến hành marketing “môi trường” hay đơn giản là marketing “xanh”.

Sự thay đổi này phản ánh một sự thật rằng những mục tiêu mang tính chất nhân khẩu học cho marketing xanh không phải là “những người phụ nữ có học, tuổi 30-49, có con" nữa, mà là nhiều phân đoạn thị thường có thể trên nền tảng người tiêu dùng năng động, giờ đây đã chiếm tới 66% dân số trưởng thành ở Mỹ. Hai mươi năm trước, nhiều quảng cáo xanh thường có đặc điểm mang hình hoa cúc, trẻ em hoặc hình ảnh của Trái đất nhìn từ không gian. May mắn thay, những quảng cáo đó có tất cả nhưng giờ đã không còn.
Hãy coi nhóm những sản phẩm làm sạch là một ví dụ; phương pháp quảng cáo bong bóng đã trở thành nhàm chán. Với sự kết hợp của những thiết kế trọn gói mang tính nghệ thuật, mùi hương lâu dài, chứng chỉ xanh, họ nỗ lực để thuyết phục người tiêu dùng khó tính rằng nước rửa bát của họ không phải là loại giống sản phẩm gốc Palmolive.
Ảnh: greenmarketing.ro
Trong khi nhà marketing quen với việc đưa tất cả những “khách hàng xanh” lại với nhau trong một nhóm không thể phân biệt được, giờ họ lại tập trung vào việc đa dạng hóa từ nhiều mảng người mua có tư tưởng ủng hộ sinh thái. 

Nhưng quay trở lại những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ 20, những thương hiệu xanh thực sự mà nói mới chỉ là thiểu số. Một sản phẩm tạo ra được cái mới nếu nó chỉ có một đặc tính xanh. Tiếp tục với những sản phẩm giặt là và làm sách như trường hợp trong luận điểm này, sản phẩm Downy chứa chất làm mềm sợi vải của Procter & Gamble’s đã trở thành tiêu đề quảng cáo. 

Rất nhiều sản phẩm khác được chào bán với tiêu đề thân thiện với môi trường đơn giản là đã nắm bắt được với xu hướng “xanh lên” trong mắt người tiêu dùng – và các chai nước tẩy được làm từ các hàm chất tái chế và thành phần chất bên trong được đóng mác “có thể làm phân hủy các chất bẩn”.
Người tiêu dùng ngày nay khó tính hơn. Với những người làm marketing xanh, từng bôi nhọ hình ảnh của họ với tất cả loại máy làm sạch xanh, thì những phương thức quản cáo ngày nay thường phải nói đến một hoặc nhiều nhãn sinh thái trong số 299 các nhãn sinh thái được đưa ra bởi những tổ chức trung gian có uy tín, thường là các tổ chức phi chính phủ, các nhóm hoạt động môi trường, các nhà bán lẻ và các cơ quan chính phủ- và thậm chí là “tự công nhận” với điều kiện đáp ứng được “sự minh bạch”, một chủ đề nổi cộm khác. 

Tại Monterey, ví dụ, nhà quản lý thương hiệu Clorox đã tuyên bố về sự công nhận công ty ông của Tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ với chương trình dán nhãn môi trường cũng như sự công nhận của Sierra Club. Đối thủ cạnh tranh của ông từ S.C. Johnson thì đưa địa chỉ trang web của công ty nơi khách hàng có thể tìm thấy danh sách những thành phần của các thương hiệu chính của họ.
Tuy nhiên, các nhãn hiệu sản phẩm và danh sách các thành phần đơn giản không còn là đủ nữa. Trong khi marketing xanh đã vượt lên khỏi những thương hiệu hướng tới tiêu chí “xanh” cùng lúc với những công cụ xây dựng mối quan hệ của các phương tiện truyền thông xã hội cho phép các nhà marketing có thể tận dụng được mỏ vàng những khách hàng ủng hộ sản phẩm xanh dành cho mảng thị trường nghiên cứu.

Seventh Generation, công ty khởi nguồn cho những sản phẩm làm sạch có một trang blog tên là “Inspired Protoganist”  và một mạng xã hội là “Seventh Generation Nation” tại trang web của công ty này với hàng nghìn thành viên, giúp họ có được những ý kiến đánh giá và những đề xuất cho những ý tưởng sản phẩm mới. Công ty này cũng có một trang trên Facebook hoàn toàn với rất nhiều lời nhận xét từ nhiều trong số hơn 6000 “người hâm mộ” mạng xã hội này và một trang trên Twitter với hơn 2000 người sử dụng. Điều này không hề tồi với một sản phẩm xà phòng.
Trong khi các sản phẩm làm sạch xanh tập trung vào ảnh hưởng của bụi đối với những kệ hàng thực phẩm cho sức khỏe, những thương hiệu bền vững nổi tiếng đang nhìn thấy có cơ hội trong hướng ngược lại. Trong nhóm những sản phẩm làm sạch, khó mà có sản phẩm nào nổi trội hơn dòng sản phẩm GreenWorks của Clorox. Dòng sản phẩm này của Clorox đang phát triển mạnh mẽ bởi thương hiệu nổi tiếng của nó cũng như bởi những thành phần của sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đặc trưng cho nhiều thương hiệu sản phẩm xanh khác được bày bán. 

Có mặt tại Monterey, Clorox đã công bố doanh thu và thị phần tăng bất chấp suy thoái và tuyên bố một rừng các sản phẩm cho dù trong bối cảnh suy thoái và tuyên bố rằng GreenWorks giờ đây chiếm 45% nhóm các sản phẩm làm sạch có xuất xứ từ thiên nhiên, phát triển mạnh mẽ hơn cả dòng sản phẩm của Seventh Generation, công ty từng dẫn đầu trong lĩnh vực này 20 năm trước.
(Jacquelyn Ottman)

Redefining what is Green Marketing



What is Green Marketing?
According to the American Marketing Association, green marketing is the marketing of products that are presumed to be environmentally safe. Thus green marketing incorporates a broad range of activities, including product modification, changes to the production process, packaging changes, as well as modifying advertising.
Other similar terms used are Environmental Marketing and Ecological Marketing. Thus "Green Marketing" refers to holistic marketing concept wherein the production, marketing consumption an disposal of products and services happen in a manner that is less detrimental to the environment with growing awareness about the implications of global warming, non-biodegradable solid waste, harmful impact of pollutants etc., both marketers and consumers are becoming increasingly sensitive to the need for switch in to green products and services. While the shift to "green" may appear to be expensive in the short term, it will definitely prove to be indispensable and advantageous, cost-wise too, in the long run.
GREEN PRODUCTS AND ITS CHARACTERISTICS
The products those are manufactured through green technology and that caused no environmental hazards are called green products. Promotion of green technology and green products is necessary for conservation of natural resources and sustainable development. We can define green products by following measures:
• Products those are originally grown,
• Products those are recyclable, reusable and biodegradable,
• Products with natural ingredients,
• Products containing recycled contents, non-toxic chemical,
• Products contents under approved chemical,
• Products that do not harm or pollute the environment,
• Products that will not be tested on animals,
• Products that have eco-friendly packaging i.e. reusable,refillable containers etc.
CHALLENGES IN GREEN MARKETING
1.Need for Standardization
It is found that only 5% of the marketing messages from “Green” campaigns are entirely true and there is a lack of standardization to authenticate these claims. There is no standardization to authenticate these claims. There is no standardization currently in place to certify a product as organic. Unless some regulatory bodies are involved in providing the certifications there will not be any verifiable means. A standard quality control board needs to be in place for such labeling and licensing.
2.New Concept
Indian literate and urban consumer is getting more aware about the merits of Green products. But it is still a new concept for the masses. The consumer needs to be educated and made aware of the environmental threats. The new green movements need to reach the masses and that will take a lot of time and effort. By India's ayurvedic heritage, Indian consumers do appreciate the importance of using natural and herbal beauty products. Indian consumer is exposed to healthy living lifestyles such as yoga and natural food consumption. In those aspects the consumer is already aware and will be inclined to accept the green products.
3.Patience and Perseverance
The investors and corporate need to view the environment as a major long-term investment opportunity, the marketers need to look at the long-term benefits from this new green movement. It will require a lot of patience and no immediate results. Since it is a new concept and idea, it will have its own acceptance period.
4.Avoiding Green Myopia
The first rule of green marketing is focusing on customer benefits i.e. the primary reason why consumers buy certain products in the first place. Do this right, and motivate consumers to switch brands or even pay a premium for the greener alternative. It is not going to help if a product is developed which is absolutely green in various aspects but does not pass the customer satisfaction criteria. This will lead
to green myopia. Also if the green products are priced very high then again it will lose its market acceptability.

EXAMPLES OF GREEN MARKETING IN INDIA:-
1.Digital Tickets by Indian Railways. :- Recently IRCTC has allowed its customers to carry PNR no. of their E-Tickets on their laptop and mobiles. Customers do not need to carry the printed version of their ticket anymore.

2.No Polythene carry bags for free :-Forest & Environmental Ministry of India has ordered to retail outlets like BigBazar,More,Central,D-Mart etc that they could provide polythene carry bags to customers only if customers are ready for pay for it.

3: Green IT Project: State Bank of India:-By using eco and power friendly equipment in its 10,000 new ATMs, the banking giant has not only saved power costs and earned carbon credits, but also set the right example for others to follow. SBI is also entered into green service known as “Green Channel Counter”. SBI is providing many services like; paper less banking, no deposit slip, no withdrawal form, no checks,no money transactions form all these transaction are done through SBI shopping & ATM cards. State Bank of India turns to wind energy to reduce emissions. The wind project is the first step in the State Bank of India's green banking program dedicated to the reduction of its carbon footprint and promotion of energy efficient processes, especially among the bank's clients.

4: Lead Free Paints from Kansai Nerolac:- Kansai Nerolac has worked on removing hazardous heavy metals from their paints. The hazardous heavy metals like lead, mercury, chromium, arsenic and antimony can have adverse effects on humans. Lead in paints especially poses danger to human health where it can cause damage to Central Nervous System, kidney and reproductive system. Children are more prone to lead poisoning leading to lower intelligence levels and memory loss.

5.Wipro's Green Machines:-Wipro Infotech was India's first company to launch environment friendly computer peripherals. For the Indian market, Wipro has launched a new range of desktops and laptops called Wipro Greenware. These products are RoHS (Restriction of Hazardous Substances) compliant thus reducing e-waste in the environment.

Nguyen Dang Duy Nhat

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Marketing Finance - Quản trị tài chính trong Marketing



Tài chính và Marketing đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của một doanh nghiệp. Giám Đốc Tài Chính (CFO) và Giám Đốc Marketing (CMO) là hai trong những vị trí chủ chốt trong hoạt động của doanh nghiệp. Mối quan hệ công việc giữa CMO và CFO luôn là đề tài nóng bỏng và thách thức không chỉ với người trong cuộc mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và làm đau đầu không ít Tổng Giám Đốc (CEO).

Theo đa số nhận định của các chuyên gia kinh tế thì năm 2013 doanh nghiệp sẽ càng đối mặt với nhiều khó khăn, đây là năm bản lề quyết định sự sống còn. Trong thời kỳ kinh doanh thuận lợi cũng đã luôn tồn tại sự xung đột CFO-CMO...bây giờ trong khó khăn suy thoái lại càng xung đột nhiều hơn...vậy nên thắt chặt chi tiêu hay tiếp tục đầu tư cho Marketing? Tham gia buổi Hội thảo định kỳ tháng 4 của Thành viên CLB CFO Việt Nam vào ngày 18/04/2013 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, Diễn giả Nguyễn Đăng Duy Nhất, chuyên gia Marketing giàu kinh nghiệm - Chủ tịch CMO Council Worldwide tại Việt Nam, Cố vấn cao cấp CMO Council APAC (Asia Pacific) đã chia sẻ những kinh nghiệm, công cụ  thực tế để áp dụng trong công tác kiểm soát Tài chính Marketing.











Diễn giả Nguyễn Đăng Duy Nhất trình bày tại buổi Hội thảo
Bên cạnh những tâm sự của người làm nghề Marketing, việc chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong việc phối hợp làm việc hiệu quả với CFO, Ông Nhất đã giói thiệu hàng chục các thước đo định tính, định lượng cụ thể để khẳng định rằng các CMO có thể thường mơ mộng nhưng chắc chắn không hề làm việc theo cảm tính, CFO hoàn toàn có thể tổ chức việc kiểm soát các kết quả của công việc Marketing một cách rõ ràng bằng các công cụ đáng tin cậy.
Dù Doanh nghiệp đang ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc chi tiêu cho công tác Marketing luôn luôn là khoản chi tiêu cần ưu tiên xem xét, vấn đề chính là CFO và CMO cần phối hợp chặt chẽ để thông qua một kế hoạch hành động rõ ràng với những mục tiêu thật củ thể, có thể đo lường được. Để làm được điều này việc học hỏi, tìm hiểu các kiến thức về Marketing là một yêu cầu tất yếu cho người làm công tác Quản lý tài chính trong thời đại hiện nay.
 










Các thành viên sôi nổi tham gia chia sẻ tại buổi Hội thảo
Tại buổi Hội thảo, các thành viên VCFO cùng các đại diện Doanh nghiệp tham dự đã có cơ hội tham gia thảo luận và chia sẻ các kinh nghiệm của mình trong quá trình làm việc và quản lý, đồng thời trao đổi cùng Diễn giả những câu hỏi, vướng mắc gặp phải từ trước đến nay trong các hoạt động quản lý tài chính marketing.
 










Chụp ảnh lưu niệm cùng Diễn giả Duy Nhất
Buổi Hội thảo: “Giải pháp Tài chính Marketing” là một trong những buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng do CLB CFO Việt Nam tổ chức nhằm giúp các thành viên có cơ hội giao lưu và chia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm làm việc thực tế cũng như cách giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình tham gia công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
Tin bài có thể truy cập vào trang web www.cfo.vn
Download bài trình bày của Diễn giả Duy Nhất Click vào đây. 
Thùy Dung 

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Marketing Số - Digital Marketing


Digital Marketing là gì? Marketing Số là quảng bá thương hiệu bằng cách sử dụng mọi hình thức của các kênh quảng cáo số để tiếp cận người tiêu dùng.
Với hơn 30 triệu người sử dụng Internet năm 2010 tại Việt Nam, một thị trường tiềm năng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn thâm nhập. Và đây là cách đơn giản và chuyên nghiệp hóa trong việc tiếp cận khách hàng mới - đầy tiềm năng.
* 7 bước cơ bản lập kế hoạch marketing và nguyên tắc vàng AIDA (  download ).
* Biểu mẫu lập kế hoạch marketing  download ).
II.1 Marketing Truyền Thống Sẽ Lạc Hậu?
Theo GS.TS George E.Belch, người tiêu dùng ngày nay đã có sự thay đổi nhiều trong đời sống tiêu dùng của mình. Họ tham gia vào quá trình làm marketing của doanh nghiệp. Do đó, marketing truyền thống một chiều ngày càng khó khăn. Thời đại web 2.0 giúp cho các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp hấp dẫn hơn khi có sự tương tác hai chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp. Người tiêu dùng có thể chia sẻ với nhau cũng như với nhà sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, bên cạnh các phương tiện truyền thông truyền thống, các doanh nghiệp phát triển các ứng dụng công cụ marketing mới là tất yếu. Hiện ở Mỹ tỷ lệ quảng cáo trực tuyến trên Internet chiếm khoảng 15% tổng doanh số quảng cáo của các doanh nghiệp. Tuy nhiên về con số tuyệt đối các doanh nghiệp chi cho hoạt động này là hàng tỷ USD và xu hướng này theo tôi vẫn còn tiếp tục gia tăng.
Trước đây, các hoạt động marketing truyền thống chủ yếu là một chiều, do đó đúng là khó lượng hóa được các kết quả của các chiến dịch truyền thông. Người làm marketing luôn phải trả lời cho nhà quản lý đã chi tiêu ngân sách marketing hiệu quả chưa? Hiệu quả đầu tư marketing như thế nào? Chính vì vậy, sự phát triển kỷ nguyên số hóa đã mang đến cho marketing nhiều công cụ mới giúp họcó thể đo lường hoạt động này một cách hiệu quả. Như việc đăng tải một nội dung hoạt động của một doanh nghiệp có thể đếm được với số lượng người truy cập, từ đó có thể đánh giá được thương hiệu của doanh nghiệp đã tác động đến đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào.
Với các công cụ hỗ trợ từ kỹ thuật số, các doanh nghiệp có thể tác động đến hành vi người tiêu dùng dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Mọi người sử dụng công nghệ trực tuyến để chia sẻ nội dung, ý kiến, kinh nghiệm, quan điểm và truyền thông chính bản thân họ. Hơn nữa, chính người tiêu dùng còn sáng tạo, truyền bá và sử dụng phương thức truyền thông xã hội để giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ, con người và các vấn đề xã hội.
Không những vậy, cách thức sử dụng phương tiện truyền thông xã hội còn cho phép các doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng theo cách khách hàng của họ ưa thích. Để gắn kết với khách hàng doanh nghiệp thường sử dụng một số phương pháp như tổ chức các cuộc thi, bình chọn trực tuyến, game trực tuyến, đề xuất ý tưởng...cho phép người tiêu dùng biết được người khác sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào.
Như một số khách sạn vẫn thường gửi thư điện tử cho các khách hàng đã đến nghỉ ở khách sạn để nhận xét, đánh giá về chất lượng dịch vụ và đưa những nhận xét đó lên website của mình để chứng minh sự công khai, minh bạch một trong chỉ tiêu đánh giá chất lượng của khách sạn.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp khách hàng tương tác với những khách hàng khác cũng như với đại diện của công ty từ đó có những hỗ trợ thiết thực cho khách hàng. Đối với các nhà làm marketing đây là một phương thức tuyệt vời để định hướng vào khách hàng mục tiêu.
Hiện ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn, tên tuổi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới của mình. Tại World Cup 2010 tổ chức ở Nam Phi, hãng Nike đã xây dựng một chương trình quảng cáo 3 phút trên Facebook. Kết quả là ngay tại thời điểm đó đã có 3 triệu khách hàng quan tâm đến chương trình này của Nike tạo ra hiệu ứng lan truyền lớn. Hay như hãng Ford cũng vừa giới thiệu dòng xe Fiesta Movement của hãng này thông qua các trang mạng xã hội.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trẻ tuổi sẽ có lợi thế trong việc tiếp cận với các công cụ truyền thông kỹ thuật số. Họ sẽ là những nhà lãnh đạo của kỷ nguyên cách mạng truyền thông, do đó các dịch vụ marketing sẽ phát triển hơn khi thị trường có nhiều người trẻ tuổi nắm được truyền thông số và tham gia các mạng xã hội ngày một nhiều hơn.
* Các dạng truyền thông xã hội phổ biến tại Mỹ hiện nay là các website mạng xã hội (Facebook,Twitter), các trang chia sẻ tác phẩm sáng tạo: video (Youtube), ảnh (Flick), nhạc (Jamendo), Blog hỗ trợ người sử dụng (Cnet.com), các trang web mạng lưới kinh doanh (Linkedin), website cộng tác (Wikipedia), cộng đồng thương mại điện tử (EbayAmazon).
(Trích từ Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam - Bùi Xuân)
II.2 So Sánh Marketing Số và Marketing Truyền Thống
Marketing Số có những ưu điểm như trên nhưng vẫn có những điểm hạn chế so với Marketing Truyền Thống như: không phải tất cả các khách hàng đều sử dụng Ineternet, doanh nghiệp cần có một hạ tầng công nghệ thông tin nhất định và phải có một đội ngũ am hiểu về Marketing số.
Marketing Số cũng là một phần của chiến lược Marketing, vì vậy Marketing Số chỉ có thể giải quyết một số vấn đề của Marketing. Để chiến lược Marketing của doanh nghiệp đạt hiểu quả cao, các doanh nghiệp cần phải kết hợp các hình thức của Marketing Số và Marketing Truyền Thống.
Dưới đây là một số đặc điểm so sánh của Marketing Số và Marketing Truyền Thống nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn khi ứng dụng vào thực tiễn.
Đặc Điểm
Marketing Số
Marketing Truyền Thống
Phương thứcSử dụng Internet và trên các thiết bị số hóa, không phụ thuộc vào các hãng truyền thông.Chủ yếu sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng.
Không gianKhông bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ.Bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thời gianMọi lúc mọi nơi, phản ứng nhanh, cập nhập thông tin sau vài phút.Chỉ vào một số giờ nhất định, mất nhiều thời gian và công sức để thay đổi mẫu quảng cáo hoặc clip.
Phản hồiKhách hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi ngay lập tức.Mất một thời gian dài để khách hàng tiếp cận thông tin và phản hồi.
Khách hàngCó thể chọn được đối tượng cụ thể, tiếp cận trực tiếp với khách hàng.Không chọn được một nhóm đối tượng cụ thể.
Chi phíChi phí thấp, với ngân sách nhỏ vẫn thực hiện được và có thể kiểm soát được chi phí quảng cáo (Google Adwords).Chi phí cao, ngân sách quảng cáo lớn, được ấn định dùng một lần.
Lưu trữ thông tinLưu trữ thông tin khách hàng dễ dàng, nhanh chóng, sau đó gửi thông tin, liên hệ trực tiếp tới đối tượng khách hàng.Rất khó lưu trữ được thông tin của khách hàng.
(Trích từ EQVN - Nguyễn Ngọc Bích Trâm)
II.3 Marketing Số - Bí Quyết Và Xu Hướng Năm 2011
Người dùng Internet tăng mạnh ở Việt Nam trong thời gian qua là cơ hội lớn để doanh nghiệp tận dụng quảng bá và phát triển thương hiệu trực tuyến. Để làm được điều này, doanh nghiệp nên đặt mình vào vị trí của khách hàng, người tiêu dùng, tạo nên những khác biệt có giá trị.
Doanh nghiệp cần năng động hơn khi vạch ra chiến lược và tiếp cận khách hàng trong kỷ nguyên số. Việc hình thành chiến lược Marketing từ bên trong vốn là mô hình cổ điển, được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trên cơ sở khai thác nguồn lực và điểm mạnh nội tại. Tuy nhiên, trong một thế giới biến đổi trong kỷ nguyên số hiện nay, nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro bên ngoài là điều rất quan trọng.
CMO (Chief Markeitng Officer) with the Digital mind? Khách hàng, người tiêu dùng đang tư duy theo kiểu số hóa nhiều hơn và điều đó cũng có nghĩa rằng, CMO đang tư duy theo cách này!
Với ưu điểm tiếp cận đông đảo khách hàng, tiết kiệm chi phí nhiều hơn, Marketing Số đã có những bước phát triển vượt bậc, chiếm được nhiều ưu thế.
II.3.1 Một vài công cụ Marketing Số:
1. Tiếp thị qua Mobile hoặc Cross Media.
Các nhà sáng tạo quảng cáo đã sử dụng quảng cáo xe buýt truyền thống để truyền tải sản phẩm online và nó tạo ra hiệu quả đặc biệt và tức thời đối với các nhà quảng cáo của Anh và trong 3 tháng sau đó số lượng adwords ad của Google tăng vọt tại Anh.
2. Tiếp thị bằng PR trực tuyến.
3. Sử dụng SEO, SEM.
4. Tiếp thị Social Media Marketing (Facebook, Twitter, ...).
5. Tiếp thị bằng Website.
6. Sử dụng Email Marketing.
7. Tiếp thị Mass Media thông qua truyền thông Internet (Top hit).
II.3.2 Doanh nghiệp muốn thực hiện Marketing Số tốt thì chúng ta phải gắn chiến lược Marketing với cuộc sống, còn nếu không, khả năng thành công của chiến lược Marketing sẽ không cao.
"We are living in the new digital world"
04 công cụ chính đó là: WebMobileTV và OOH (quảng cáo ngoài trời sáng tạo).
II.3.3 Độ tuổi và phân nhóm khách hàng:
Đặc tính Gen Z (thế hệ 9x):
- Máy tính và Internet là nơi phổ biến.
- Hầu như giao tiếp, liên lạc trên internet.
- Rất ít sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng lời nói.
- Rất thiếu kiên nhẫn nhưng họ mong muốn kết quả tức thì.
- Năng động nhưng ít chịu lắng nghe.
- Sinh ra trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số hàng đầu để thích ứng tốt với công nghệ.
- Thông minh và có hiểu biết về công nghệ.
Một số thống kê của Cimigo:
II.3.4 Quy trình mua hàng (AISAS):
Hiện nay, quy trình mua hàng của người tiêu dùng có bổ sung thêm Search và Share:
Attention (chú ý) => Interest (quan tâm) => Search (tìm kiếm) => Action (mua) => Share (chia sẻ).
Khi có nhu cầu mua sản phẩm nào đó, họ vào internet để tìm hiểu thêm. Sau khi mua hàng, họ có thể phản hồi, chia sẻ với hàng triệu người tiêu dùng khác, thông qua Facebook, ...
II.3.5 10 xu hướng Marketing Số năm 2011:
Xu hướng 1: Ngân sách tiếp thị sẽ tiếp tục hướng tới Online.
Xu hướng 2: Mạng xã hội đang trưởng thành và phát triển.
Xu hướng 3: Hoạt động marketing bằng điện thoại sẽ cất cánh.
Xu hướng 4: Thông điệp marketing phải điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân.
Xu hướng 5: Social video.
Xu hướng 6: SEO là công cụ tìm kiếm hiệu quả hơn.
Xu hướng 7: Phân tích hiệu quả Marketing Số.
Xu hướng 8: Hỗ trợ, tư vấn khách hàng trực tuyến.
Xu hướng 9: An toàn thông tin khách hàng.
Xu hướng 10: Chọn lọc các hoạt động marketing phù hợp.
Hiểu rõ xu hướng và ứng dụng những thành tựu của CÔNG NGHỆ SỐ vào KINH DOANH giúp cho doanh nghiệp tiết giảm chi phí, bắt kịp xu hướng và gia tăng hiệu quả kinh doanh.