Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Secrets of Green Marketing without Greenwash

Secrets of Green Marketing without Greenwash
1 Planning Your Approach
i Focus on Fundamentals  

ii Get out Ahead  


iii Partner for Content and Credibility

2 Developing Communications
i Make honesty a Priority  
ii  Find strength in humility  
iii Embrace the detail  
iv Show, don’t tell
3 Launch and Beyond
i Become a First responder  
ii Commit for the long term

Ogilvyearth

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

THE SIX SINS OF GREENWASHING

TerraChoice has published an informal guidance document called The Six Sins of Greenwashing. On the off chance that you're about to commit greenwashing but are open to being saved, here they are:

Sin of the Hidden Trade-Off. Your claim might be true, but what did you give up to get that claim? Scott Case calls this a "Houdini trick—you focus everyone attention's on one aspect and hide the other stuff." Bully on you if you got your lumber from a sustainably harvested forest in Outer Marzbekistan … but what were the energy costs involved in transporting it from there?

Sin of No Proof. You make a claim but don't back it up. The best way to prove a claim? Formal product certification.

Sin of Vagueness. Six Sins cites garden insecticides promoted as "chemical-free" as an example. "In fact, nothing is free of chemicals. Water is a chemical. All plants, animals, and humans are made of chemicals as are all of our products … (W)atch for other popular vague green terms: “non-toxic”, “all-natural”, “environmentally-friendly”, and “earth-friendly.”

Sin of Irrelevance. The claim is true but meaningless. "No whales were harpooned in the making of this toilet."

Sin of the Lesser of Two Evils. Six Sins cites "organic tobacco" as an example. It's another Houdini trick. You shout "Lookee here!" because you're trying to draw attention away from something big and problematic.

Sin  of Fibbing. Also known as lying.

For those who are not aware of Green washing, here is the definition

Greenwashing (a portmanteau of "green" and "whitewash") is a term describing the deceptive use of green PR or green marketing in order to promote a misleading perception that a company's policies or products (such as goods or services) are environmentally friendly. The term green sheen has similarly been used to describe organizations that attempt to show that they are adopting practices beneficial to the environment.[1][2]

RIGHT AWARENESS OF GREEN MARKETING

HIỂU BIẾT ĐÚNG VỀ TIẾP THỊ XANH - 10 PHƯƠNG THỨC TIẾP THỊ XANH ĐƠN GIẢN

(TBKTSG) - Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa thông tin về những hoạt động kinh doanh gây tác động đến môi trường của nhiều doanh nghiệp. Tại Việt Nam, đó là những thông tin về việc Vedan xả nước thải thẳng ra sông Thị Vải. Trên thế giới là những thông tin về sữa sản xuất tại Trung Quốc bị nhiễm chất melamine và gần đây nhất là vụ tràn dầu của tập đoàn BP ở vịnh Mexico...

Những chuyên gia về marketing đánh giá năm 2010 là năm bùng nổ của tiếp thị xanh (green marketing). Người tiêu dùng không còn quan tâm đến việc công ty và thương hiệu của bạn “xanh” như thế nào, thay vào đó họ muốn biết công ty và thương hiệu của bạn giúp cuộc sống của họ “xanh hơn” như thế nào…
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), tiếp thị xanh là hoạt động tiếp thị cho sản phẩm an toàn với môi trường. Do vậy, tiếp thị xanh gắn với một loạt hoạt động rộng rãi bao gồm điều chỉnh sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi cách thức đóng gói cũng như thay đổi cách truyền thông tiếp thị.
Theo các chuyên gia marketing, tiếp thị xanh liên quan đến một quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dựa trên những lợi ích môi trường. Những sản phẩm, dịch vụ này có thể thân thiện với môi trường hoặc được sản xuất, đóng gói theo phương pháp thân thiện với môi trường.
Một giả thiết hiển nhiên của tiếp thị xanh là những người tiêu dùng hiện tại và tiềm năng sẽ nhận thấy “tính năng xanh” là một lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ và dựa vào tiêu chí này để quyết định mua. Và dĩ nhiên cũng có một giả thiết là người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả tiền cao hơn cho sản phẩm hoặc dịch vụ xanh.
Chúng ta đang sống trong một thế giới với tốc độ thay đổi chóng mặt, những thách thức lớn từ môi trường, thay đổi khí hậu, dịch bệnh… và hàng loạt các hậu quả khác do sự tàn phá môi trường.
Hơn bao giờ hết, tiếp thị xanh đang là mối quan tâm và ưu tiên chiến lược của các tập đoàn trên thế giới. Với sự bùng nổ của xu hướng này trên toàn cầu, các nhà sản xuất và kinh doanh Việt Nam cần phải làm gì?
Dưới đây là 10 cách thức đơn giản mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ có thể áp dụng. Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác cũng có thể học hỏi những phương pháp đơn giản của các doanh nghiệp bán lẻ miễn sao đơn giản và giúp đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
1) Tắt tất cả thiết bị khi không sử dụng.
2) Khuyến khích truyền thông bằng e-mail.
3) Giảm lãng phí giấy tờ (máy fax...).
4) Sử dụng giấy hai mặt bất kỳ khi nào có thể.
5) Không để vòi nước bị chảy nước.
6) Lắp thiết bị tiết kiệm nước trong nhà vệ sinh.
7) Tìm nguồn cung có thể tái sử dụng giấy.
8) Chọn nhà cung cấp có thể tái sử dụng bao bì.
9) Liên tục tìm kiếm những phương pháp để làm sản phẩm và dịch vụ “xanh” hơn đối với cộng đồng.
10) Trước khi xem xét mua đồ đạc sử dụng trong văn phòng, hãy xem xét khả năng điều chỉnh hoặc sửa chữa.
Ngoài ra, để giúp các chiến dịch tiếp thị xanh thật sự hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện những điều sau đây:
1) Trung thực. Doanh nghiệp phải làm những gì đã công bố trong chiến dịch tiếp thị xanh. Các chính sách kinh doanh và các hoạt động trong chuỗi giá trị phải nhất quán, thân thiện với môi trường và tạo được sự tín nhiệm.
2) Thông tin cho khách hàng. Khách hàng mục tiêu nhận biết được tầm quan trọng, có đầy đủ thông tin và hiểu rõ về các chiến dịch tiếp thị xanh của doanh nghiệp. Thường xuyên truyền thông tương tác hai chiều.
3) Cho khách hàng cơ hội cùng tham gia. Khách hàng trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong chiến dịch tiếp thị xanh của doanh nghiệp bởi khách hàng là một thành phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị của công ty.
Khái niệm tiếp thị xanh không mới, tuy nhiên với sự bùng nổ của xu hướng xanh trên thế giới trong năm 2010 cho thấy cộng đồng doanh nghiệp cả thế giới đang cùng nỗ lực bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm thân thiện với môi trường. Doanh nghiệp Việt Nam có lẽ không thể đứng ngoài dòng trào lưu này.

Tác giả Nguyễn Đăng Duy Nhất
Chủ tịch CMO Council Việt Nam
Cố vấn CMO Council APAC

CHOOSING THE RIGHT GREEN MARKETING STRATEGIES

LỰA CHỌN ĐÚNG CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ XANH

Trong khi vẫn còn là khái niệm khá mới đối với doanh nghiệp Việt Nam thì Green Marketing, tạm dịch là Tiếp thị Xanh, lại đang trở thành một xu hướng được ứng dụng vào chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Một số mô hình Green Marketing sau đây, theo nghiên cứu của Hội đồng Giám đốc Marketing Cao cấp - CMO Council, sẽ giúp doanh nghiệp phần nào tìm ra lời giải cho chiến lược này.


Lưới Tiếp thị Xanh
Đây là cơ hội cải tiến phương pháp tạo sự khác biệt, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, có thể được tóm tắt lại như sau:
Xanh: Những hoạt động tập trung vào việc áp dụng cách tiếp cận tiếp thị truyền thống cho các sản phẩm, thương hiệu và bản thân công ty xanh hơn so với sản phẩm thay thế và đối thủ cạnh tranh. Các công ty này cùng nhau làm xanh và bổ sung chuỗi cung ứng, phân phối. Kết quả chủ yếu biểu hiện qua kết quả kinh doanh. Các mục tiêu bền vững được cập nhật liên tục và do vậy các công ty phải làm như nhau. Chìa khóa là phải cam kết chân thật về những gì đang làm dù đúng hay sai. Ví dụ, việc các chuỗi siêu thị Metro, Big C, Co.opMart đưa ra các tiêu chuẩn khi mua hàng nông sản của nông dân.
Xanh hơn: Tạo sự nhiệt tình hơn đối với sản phẩm thay vì chỉ phát ngôn “hãy mua hàng của chúng tôi”. Nó liên quan đến việc cho người tiêu dùng cơ hội đóng góp và tham gia bằng cách chia sẻ trách nhiệm với họ. Kết quả thu được sẽ lớn hơn rất nhiều so với kết quả kinh doanh đơn thuần. Có thể xem việc Ngân hàng HSBC hay Công ty Honda tổ chức cho người tiêu dùng cùng các nhân viên tham gia trồng cây hoặc làm từ thiện nhằm nhấn mạnh vai trò của người tiêu dùng, mời họ cùng chia sẻ trách nhiệm với doanh nghiệp là ví dụ minh họa.
Xanh nhất: Tập trung vào những thay đổi văn hóa để tạo sự thay đổi đáng kể về cách thức kinh doanh và sản phẩm. Trọng tâm là tạo ra sự khác biệt mang tính cải tiến và đột phá, đồng thời cung cấp giải pháp tốt hơn, tạo cho khách hàng cảm giác quen thuộc và rồi dễ chấp nhận. Các công ty điện tử đã thực hiện điều này bằng cách tập trung cải tiến thiết bị nhằm tiết kiệm điện năng, góp phần làm sạch môi trường.
Ma trận Tiếp thị Xanh
Theo mô hình này, không có một chiến lược xanh nào phù hợp và đúng cho tất cả doanh nghiệp. Mô hình này gồm 4 chiến lược là Lean Green (Xanh Tinh gọn), Extreme Green (Xanh Tuyệt đối), Defensive Green (Xanh Phòng thủ) và Shaded Green (Xanh Bao phủ).
Xanh Tinh gọn: Công ty theo đuổi chiến lược này không tập trung công bố hoặc tiếp thị các sáng kiến xanh của mình, ngay cả khi họ đang nỗ lực trở thành công ty đóng góp nhiều cho cộng đồng. Mối quan tâm của họ là giảm các chi phí và cải thiện hiệu quả thông qua các hoạt động bảo vệ và thân thiện với môi trường, nhờ vậy tạo ra lợi thế cạnh tranh với chi phí thấp. Đối với những công ty này, thu nhập phần lớn không được tạo ra từ phân khúc thị trường xanh. Động lực chính để công ty phát triển là tuân thủ các quy định và tìm ra giải pháp tiên phong trong dài hạn. Việc tạo ra một thương hiệu thân thiện với môi trường sẽ là cách tiếp cận người tiêu dùng an toàn cho doanh nghiệp.
Xanh Phòng thủ: Chiến lược này là một biện pháp phòng ngừa hoặc phản hồi với các hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Công ty theo đuổi chiến lược này nhận biết những phân khúc thị trường xanh là người tiêu dùng quan trọng mà họ cần nỗ lực để giảm tổn thương và nâng cao ấn tượng thương hiệu. Họ sẽ không dành nhiều nguồn lực để quảng bá tính xanh trừ khi nó giúp tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Xanh Bao phủ: Công ty theo đuổi chiến lược này sẽ cam kết đầu tư tài chính, phi tài chính đáng kể vào các quy trình thân thiện với môi trường có tính hệ thống và dài hạn. Dù có khả năng tạo sự khác biệt lớn và đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua tính xanh, nhưng họ không làm như vậy mà vẫn tăng doanh thu bằng cách nhấn mạnh các đặc trưng khác. Đặc trưng môi trường chỉ được quảng bá như là lợi ích thứ cấp.
Xanh Tuyệt đối: Các công ty này dựa trên triết lý và giá trị tổng thể, thống nhất toàn bộ các vấn đề môi trường vào chu kỳ sống của sản phẩm và doanh nghiệp. Tính xanh thường được xem là động lực thúc đẩy chính của công ty ngay từ khi thành lập. Họ gắn liền các cách tiếp cận chu kỳ sống, quản lý môi trường chất lượng tổng thể và sản xuất vì môi trường. Những sản phẩm và dịch vụ của xanh tuyệt đối thường phục vụ cho các thị trường ngách.
Việc lựa chọn chiến lược Tiếp thị Xanh sẽ định hình một sứ mạng mới cho doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ định hướng lại sự lựa chọn của khách hàng, đồng thời tác động đến chiến lược tiếp thị của công ty, giúp công ty đạt được sự thân thiện với môi trường. Và mục tiêu cuối cùng của Tiếp thị Xanh là hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa nguồn lực và năng lực lõi, nắm bắt cơ hội thị trường để tạo ra giá trị bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp và cộng đồng. 

Tác giả Nguyễn Đăng Duy Nhất
Chủ tịch CMO Council Việt Nam, Cố vấn CMO Council APAC

Green Marketing From Different Perspectives

TIẾP THỊ XANH TỪ NHIỀU GÓC NHÌN KHÁC NHAU


Tiếp thị xanh không chỉ giới hạn dưới góc độ tiếp thị tiêu dùng (consumer marketing), tiếp thị xã hội (societal marketing), hay tiếp thị cộng đồng (social marketing)… mà nó còn liên quan rất mật thiết đến tiếp thị công nghiệp (industrial marketing) và kể cả tiếp thị chính sách (political markeing) và tiếp thị vĩ mô (macromarketing).
Green Marketing không chỉ được phát triển từ tiếp thị truyền thống (product marketing) mà đã được phát triển lên cấp độ cao hơn nhờ vào tiếp thị thương hiệu (brand marketing). Ngoài ra nhận thức về đạo đức và một số quan điểm triết học cũng là nền tảng mang tính khởi nguyên cho Tiếp thị Xanh.
Dưới góc độ brand marketing việc áp dụng giá trị thương hiệu mang yếu tố ‘giá trị xanh’ là biểu  hiện rõ rệt nhất để nâng tầm chuyên nghiệp cho Tiếp thị Xanh cho ‘thương hiệu sản phẩm’ thông qua những lợi ích cụ thể hay là những tinh thần và đạo dức kinh doanh ‘hướng thiện’ đối với các ‘thương hiệu công ty’. Vai trò của thương hiệu còn thể hiện rất hiệu quả thông quá các giải pháp ‘thương hiệu hình tượng’ hay ‘sứ giả’. Sự mở rộng về nhận thức của chính bản thân ‘giá trị Xanh’ cũng như mở rộng nhận thức giá trị Xanh trong xã hội là những sứ mệnh và xu hướng mới của marketing ngày nay. Bài viết này phân tích một vài xu hướng tiếp thị xanh và vai trò của thương hiệu, hay cụ thể hơn như nhãn hiệu chứng nhận… thông qua đó chúng ta có thể rút ra một số nguyên tắc marketing và khả năng đóng góp của brand marketing cho xu hướng Tiếp thị Xanh vào đời sống xã hội dưới nhiều góc độ khác nhau, xoay quanh một giá trị chung được gói trong 2 chữ văn minh.
Nông nghiệp xanh (Green Agriculture)
Nông nghiệp Xanh là một khuynh hướng green marketing dựa trên nền tảng nhu cầu cốt lõi của con người. Việt Nam vốn có một nền nông nghiệp lâu đời và hiện nay cũng đang dần dần có nhiều mặt hàng đứng vào danh mục xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm. Vai trò của Tiếp thị Xanh trong nông nghiệp của Việt Nam đóng vai trò không chỉ tạo ra những sản phẩm sạch và tốt mà nó chính là yếu tố quan trọng giúp ổn định kinh tế xã hội. Không những thế hiện cũng đang hình thành những hướng đi trong việc tiếp thị xuất khẩu nông nghiệp ra thế giới, trong đó nông nghiệp Xanh là xu hướng bền vững và ưu việt nhất.
Các loại phân bón sinh học và những tiến bộ trong canh tác và nghiên cứu về giống sẽ giúp gia tăng năng suất và năng lực sản xuất nông nghiệp. Việc tiếp thị Nông nghiệp Xanh còn quảng bá những xu hướng công nghệ sinh học, kỹ năng thâm canh…định hướng gia tăng năng suất cây trồng hay vật nuôi nhưng vẫn bảo đảm hoặc gia tăng giá trị Xanh và An toàn trong sản xuất nong nghiệp tiên tiến. Ngoài ra Việt Nam với lợi thế của mình còn có thể khai thác ngành nông nghiệp biển, cụ thể như là việc nuôi trồng thực phẩm biển nhất là các loài tảo biển là một trong những nguồn dinh dưỡng xanh và chất lượng cao. 
Với dự báo tình hình sản xuất lương thực trên thế giới ngày càng bất ổn, Việt Nam với vai trò là một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời, chúng ta cần tiếp tục nâng cao vai trò của nông nghiệp Việt Nam trong nước và quốc tế, thông qua chiến lược khoa học thâm canh và chiến lược marketing.
Vai trò của marketing trong ‘nông nghiệp xanh’ không chỉ là quảng bá và nâng cao nhận thức về tiêu dùng, lối sống, mà còn đi trực tiếp vào việc nghiên cứu định hướng sản phẩm và định hướng nghiên cứu những dòng sản phẩm mới cho nông nghiệp.
Công nghiệp xanh (Green Industries)
Công nghiệp Xanh là mục tiêu phấn đấu liên tục của loài người. Ngành công nghiệp Hoá Chất của thể kỷ 20 dù đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho tiến bộ nhân loại; nhưng đồng thời cũng là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tương tự như vậy rất nhiều ngành công nghiệp nặng chính là nguồn gây ô nhiễm lớn cho thế giới.
Gần đây ở nước ta bỗng dưng xuất hiện các siêu dự án về sắt thép và khai khoáng mà không có sự kiểm soát về yếu tố môi trường. Các dự án ‘bẩn’ này sẽ là môi nguy thậm chí là hiểm hoạ sinh thái mà nó còn khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên dự trữ cho tương lai. Việc cấp phép tùy tiện như vậy là một mối nguy hiểm bởi nó sẽ tạo ra lổ hổng cho các nước khác đẩy công nghiệp ‘giá trị thấp và ‘ô nhiễm’ sang nước ta. Vấn nạn này rất phải được cảnh báo liên tục, không chỉ đối với trung ương mà còn đối với các tỉnh thành trong quá trình cạnh tranh thu hút FDI.
Trong tình thế của một đất nước đang phát triển việc du nhập và phát triển công nghiệp luôn là điều cần thiết, tuy nhiên chúng ta không du nhập hay mời gọi đầu tư một cách thiếu suy xét bởi vì không loại trừ khả năng nhà đầu tư mang vào những công nghệ, thiết bị lạc hậu hay những công đoạn sản xuất có giá trị thấp và mức ô nhiễm cao. Chính vì vậy những người có trách nhiệm cần phải luôn tỉnh táo và suy xét vấn đề đầu tư FDI một cách sáng suốt.
Marketing Vĩ mô hoàn toàn có thể giúp định hướng phát triển những ngành công nghiệp theo hướng tạo ra giá trị cao, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tri thức và công nghiệp thẩm mỹ mang các chuỗi giá trị mềm… Sự thiếu phối hợp giữa Công nghệ và Marketing có thể nói là lổ hổng rất lớn trong việc hoạch định chính sách đầu tư công nghiệp. Việc làm ‘xanh’ hoá công nghiệp không chỉ là các vấn đề môi trường, an toàn sản xuất, an toàn cho sản phẩm mà còn đòi hỏi năng lực sáng tạo để có thể phát triển những ngành công nghiệp mới mang lại giá trị xanh nhiều hơn.
Các loại nhiên liệu xanh (Green Fuel, green CNG)
Xăng sinh học trên nền tảng bổ sung Ethanol là một giải pháp quan trọng giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và cân bằng với ethanol làm giảm thiểu lượng khí thải cho các loại động cơ. Việc gia tăng năng suất cây trồng day trên sự phát triển của công nghệ sinh học có thể là tiền đề nâng cao mức sản xuất Ethanol và xăng sinh học, giúp cân bằng với sự khai thác nhiên liệu hoá thạch.
Việc các tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là PV.Oil và PV.Gas xản xuất và quảng bá cho các sản phẩm nhiên liệu xanh như Xăng Ethanol và CNG (khí nén thiên nhiên) là những dự án theo hướng ứng dụng nhiên liệu xanh trong cuộc sống. Chúng ta có quyền hy vọng rằng trong một tương lai không xa, toàn bộ các hệ thống xe buýt nội thành tại Tp HCM và Hà Nội sẽ là CNG Bus sử dụng 100% khí thiên nhiên và chủ yếu được sản xuất từ nguồn khí đốt của các mỏ đầu – khí do Petro Vietnam khai thác.
Trong một nỗ lực khác chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu ứng dụng chất thải mỡ cá Basa chế biến thành bio-diesel nếu được đầu tư nghiêm túc sẽ góp phần tạo ra hàng trăm nghìn tấn Diesel sinh học cho động cơ góp phần giải quyết đầu ra nâng cao giá trị cho lượng mỡ cá Basa và chất thải mỡ cá lên đến hàng triệu tấn mỗi năm.
Có thể nói việc làm chủ nguồn năng lượng và nhiên liệu và chính sách hàng đầu của tất cả các quốc gia, kể cả năng lượng & nhiên liệu xanh. Bên cạnh việc chính phủ, các tập đoàn đầu tư nghiên cứu năng lượng và nhiên liệu xanh, rất cần các nỗ lực dưới độ marketing cho ý thức trong việc tiết kiệm năng lược, tiết kiện nhiên liệu và xanh hoá các sản phẩm và nguồn cung năng lương cho tiêu dùng.
Lối sống xanh và sức khoẻ (Green People Lifestyle & Health)
Green Marketing giúp xây dựng lối sống hài hoà thông qua sự cân bằng trong tiêu dùng. Green Marketing không hề mâu thuẫn với bản chất đúng của thương hiệu (brand marketing). Bởi vì brand marketing thực ra là việc xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững thông qua việc thấu hiểu thương hiệu và tư duy tiếp thị thương hiệu. Ý nghĩa cụ thể của brand marketing đó là tập trung vào uy tín lâu bền của sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp và cá nhân. Ý nghĩa của sự lâu bền không thể khác hơn là chú trọng vào sự cân bằng của việc tạo ra sản phẩm và việc tiêu dùng sản phẩm với trách nhiệm môi trường và duy trì sự phát triển hài hoà của môi trường.
Chẳng hạn việc những người nổi tiếng nói không với áo khoát lông thú sẽ là một trong những điều kiện chắc chắn giảm thiểu nạn săn bắt các loại thú quý hiếm điển hình là việc tiêu diệt loài Antelope  Linh Dương Tây Tạng mới chỉ được chấm dứt trong những năm gần đây.
Khuynh hướng tiêu dùng dịch vụ Spa hiện nay đang phát triển nhanh cũng là một trong những xu hướng green gia tăng sức khoẻ và tinh thần.
Có một hiện tượng rất phấn khởi cho nền văn minh nhân loại là những năm gần đây rất nhiều các nhà tỷ phú và nhân vậ nổi tiếng đã chia sẻ phần lớn tài sản của mình cho các quỹ từ thiện, xã hội và môi trường: Bill Gates, Warren Buffett, Bono, Bob Gendolf, Al Goe, Clintons… Đây có thể được xem là tư tưởng tiến bộ của nhân loại thể hiện sự chia sẻ những thành quả từ ‘kinh doanh’, có nghĩa là quá trình ‘khai thác’ các nguồn tài nguyên và gia tăng giá trị. Hàng động đó không thể hiện trực tiếp ý nghĩa ‘green’ nhưng rõ ràng kết quả  đạt được sẽ là những đóng góp đáng kể cho cộng đồng làm ‘xanh’ hoá thiên nhiên và cuộc sống con người, bởi chính vì sự nghèo đói đã dẫn dắt con người đến những hành vi phá hoại hay khai thác thiên nhiên quá mức cân bằng.
Trong một góc nhìn khác chúng ta thấy rằng xu hướng tiêu dùng xanh theo cách làm tăng sức khoẻ thông qua hàng loạt các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tập thể dục và thực phẩm chức năng… là những thể hiện rõ rệt cho lối sống xanh hướng đến sức khoẻ và sự lành mạnh.
Dược phẩm xanh và thảo dược xanh (Green Herbal Products & Pharmaceuticals)
Thảo dược thiên nhiên hiện đang không ngừng được nghiên cứu cải tiến bằng công nghệ chế biến dược phẩm hiện đại làm gia tăng hiệu quả chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ cho con người. Hàng loạt những chiết xuất từ thảo dược đang làm thay đổi tư duy và bộ mặt của ngành dược học và chăm sóc sức khoẻ.
Khuynh hướng phát triển sản phẩm dược hiện nay là sự giao thoa hai chiều giữa khoa học kỹ thuật của phương Tây và kinh nghiệm và những nguyên lý kinh dịch phương Đông trong dược học và kiến thức về sức khoẻ. Tỷ trọng các sản phẩm Đông Dược tại Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam càng ngày càng chiếm tỷ trọng cân bằng hoặc cao hơn sản phẩm dược xuất xứ từ các nước phương Tây.
Xu hướng của Trà Xanh và đồ uống làm mát cơ thể từ dược thảo đang lên ngôi cũng là một hiện tượng đáng ghi nhận trong 10 năm trở lại đây. Trải qua những thập kỷ công nghiệp hoá với sở thích của đồ uống ‘có ga’ (CSD) ngày nay Trà vốn là loại đồ uống lâu đời của con người, đã trở lại ví trí số một của nó. 
Một trong những mũi nhọn nghiên cứu trong ngành dược hiện nay là theo hướng mô phỏng các dược chất thiên nhiên, ví dụ như mật gấu, nhâm sâm, đông trùng hạ thảo…các loại cao từ thực vật hay động vật không quý hiếm…bước đầu tạo ra những dược chất thay thế làm giảm thiểu sự khai thác cạn kiệt các nguồn nguyên dược liệu quý tự nhiên. Bên cạnh đó là hàng loạt các loại thuốc mới chữa các bệnh nan y mãn tính được chế biến từ các loại thảo dược có thể nuôi trồng, đó là Hà Thủ Ô, Kim Tiền Thảo, nấm Linh Chi, Giảo Cổ Lam, Tam Thất, dầu Gấc, Diệp Hạ Châu… có thể góp phần hình thành cả một nền nông nghiệp & công nghiệp dược thảo tiên tiến rất cần sự tham gia của marketing. Có thể nên chăng nhà nước đặt ra một mục tiêu chiến lược cho ngành Dược Thảo Việt Nam đạt cấp độ thương hiệu thế giới bởi đây là một ngành hội đủ các yếu tố mạnh như: khoa học và công nghiệp chế biến, y học Đông Tây, nông nghiệp thâm canh giá trị cao, và cả công nghệ marketing trong việc chinh phục khách hàng.
Tiếp thị xã hội hướng theo giá trị xanh (Green Social Communication)
Rất nhiều thương hiệu mạnh xây dựng các khái niệm Xanh ‘green concept’ trong truyền thông. Điển hình trong khuynh hướng thành công này có thể kể chương trình Go Green khởi xướng bởi Toyota.
Green communication concept hiện nay đang là ‘mốt’ của rất nhiều công ty, tuy nhiên cần phải xét đến giữa lời nói và việc làm. Nghĩa là việc thực thi các chương trình truyền thông ‘green concept’ phải đi đôi với việc tạo ra những gaí trị xanh thực tế. Trong chuyện này rất cần phải có sự kiểm soát từ phiá quản lý nhà nước hay hiệp hội về mặt thương hiệu, hay chứng nhận đối với ‘giá trị xanh’ và đối với bản thân mỗi doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp quảng cáo thức uống ‘Trà Xanh’ thì sản phẩm phải đi từ nguyên liệu trà xanh thiên nhiên chứ không phải là các loại hương liệu tổng hợp; ‘sữa tươi 100%’ phải là sữa tươi thực sự từ con bò sữa chứ không phải là sữa nước ‘hoàn nguyên’ sản xuất từ nguyên liệu bột sữa.
Các chương trình truyền thông xã hội là một trong những động thái tích cực góp phần ‘xanh’ hoá lối sống của cộng đồng. Không thể đợi đến khi cuộc sống sung túc thì mới bàn đến lối sống văn minh. Đây là những việc làm mang tính giáo dục và có ý nghĩa lâu dài theo hướng tuyên truyền và giáo dục theo những phương cách gần gũi và sáng tạo day trên nguyên tắc tạo ra sự ‘thích thú’ trước rồi hãy đưa ra ‘lời khuyên’, ví dụ điển hình nhất cho giải pháp này là đoạn phim quảng cáo “Rác cũng có Gôn của Rác” do Dentsu thực hiện và chiếu trên VTV trong mùa World Cup 2010.
Tiếp thị vì mục đích xã hội, hay việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp khi mà nhận thức của xã hội ngày càng được nâng cao. Một doanh nghiệp không chú ý đến nâng cao giá trị, uy tín của mình thông qua tiếp thị vì xã hội hay tuân thủ nghiêm túc việc thực thi trách nhiệm xã hội ngày nay hoàn toàn có thể đưa doanh nghiệp đến tình huống đối mặt với sự thách thức uy tín hay thậm chí là sự tẩy chay của cộng đồng đối với sản phẩm và như thế không khác nguy cơ phá sản doanh nghiệp mà Vedan và BP là những tình huống điển hình.
Trách nhiệm xã hội và tiếp thị vì xã hội (CSR, societal marketing)
Câu chuyện Vedan đang làm thức tỉnh tất cả mọi người, từ giới kinh doanh các nhà điều hành doanh nghiệp, cho đến các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương cho đến mỗi người dân với tư cách người tiêu dùng hay là thành viên cộng đồng.
Sự kiện Vedan đánh dấu một bước nhận thức mới về sự so sánh lợi ích của sự đầu tư ồ ạt bất chấp những tổn hại môi trường. Sự tổn hại này không chỉ là vấn đề ô nhiễm nguồn nước và không khí mà còn là những bất cập trong sự phân hoá giàu nghèo, sự mất cân bằng sinh thái và các vấn nạn xã hội.
Giá trị Xanh hay sự cân bằng sinh thái gần đây đang bị phá vỡ nghiêm trọng. Việc lấy đất làm sân golf một cách ồ ạt gần đây cũng là một vấn nạn không chỉ đối với tình trạng người nông dân bị mất đất nông nghiệp, đó còn là sự hiện thực hoá khoảng cách giàu nghèo ngay trước mắt họ, cộng thêm những hiệu ứng tiêu cực về môi trường của chính các sân golf.
Tiếp thị vì xã hội có thể được xem là một mức độ rộng hơn của CSR, mở rộng ý nghĩa ‘trách nhiệm bắt buộc’ sang một mức độ tự giác cao hơn và mang nhiều tính chất chủ động. Vì vậy ‘lợi ích xã hội’ mà một chương trình ‘tiếp thị vì xã hội’ không còn là những trách nhiệm bắt buột hay trực tiếp mà nó là những hoạt động mang tính từ thiện hoặc mang ý nghĩa xoá đói giảm nghèo. Những chương trình tiếp thị vì xã hội như ‘vượt lên chính mình’ trên HTV và phong trào ‘mùa hè xanh’ của Đoàn TN CS HCM là những ví dụ điển hình nhất cho hiệu quả của tiếp thị xanh vì mục đích xã hội.
Vai trò của Thương hiệu Chứng nhận (certification mark)
Trong bối cảnh có quá nhiều động thái tiếp thị xanh, từ ý tưởng truyền thông, thiết kế bao bì cho đến sản phẩm. Người tiêu dùng và công chúng có thể rơi vào trạng thái nhầm lẫn trong nhận thức và chọn lựa sản phẩm Xanh thật sự. Vì vậy song song với những động thái tiếp thị xanh đã hình thành những nhãn hiệu chứng nhận (certification mark) và thương hiệu chứng nhận (certificating brand). Tại các nước phát triển các nhãn hiệu chứng nhận như ‘green label’ hay ‘green product’ hoặc ‘energy saving’ hình thành ngày một nhiều hơn từ các tổ chức độc lập chứng nhận cho các sản phẩm & thương hiệu có mặt trên thị trường.
Tại Việt Nam, nhận thức về vai trò của ‘thương hiệu chứng nhận’ đối với các cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm con rất kém. Trong hầu hết các nhóm giải pháp mà Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm cũng không hề thấy đề cập đến vai trò của thương hiệu và thương hiệu chứng nhận. Trong khi đó việc thực thi các chứng chỉ quốc tế có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nông phẩm như là HACCP và GlobalGAP chỉ đáp ứng được với các doanh nghiệp lớn, các nhà máy và các đơn vị tập thể và tỉ lệ đạt các tiêu chuẩn này vẫn còn rất ít. Còn lại một mảnh lớn các loại thực phẩm như các loại rau của quả, thịt gia súc gia cầm và thủy sản, nước mắm, giò chả và các sản phẩm ‘đặc sản địa phương’… Như vậy ngoài các vấn đề mà Cục VSATTP đưa ra như nhân lực quản lý, ngân sách thực hiện thì có 3 vấn đề rất lớn còn bỏ ngỏ đó là (1) việc tuyên truyền ý thức cộng đồng và nhà sản xuất như một vấn đề đạo đức và pháp lý cũng như kiến thức về sức khoẻ và dinh dưỡng; (2) các quy định theo hướng áp dụng triệt để vai trò của nhãn hiệu hàng hoá, biện pháp gắn nhãn và nhãn hiệu/thương hiệu chứng nhận; (3) nâng cao kiến thức thức về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu chứng nhận cho hệ thống nhân sự quản lý VSATTP cũng như quyền lực của họ. Ngoài ra chúng ta còn nhận thấy sự yếu kém về vai trò của các Hiệp hội Ngành nghề vì lý do rất rõ ràng là chính các Hiệp hội Ngành nghề là lực lượng hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý VSATTP của nhà nước (TW, Tỉnh, Huyện..) trong việc kiểm tra nội bộ và gắn nhãn đối với các sản phẩm & doanh nghiệp trực thuộc hiệp hội của mình. Cho dù nguyên tắc hoạt động của các Hiệp hội Ngành nghề là tự nguyện và bình đẳng, nhưng chính cơ chế và quy chế Hiệp hội là sự thanh lọc/kiểm soát chặt chẽ nhất cả về mặt kỹ thuật lẫn pháp lý đối với chất lượng an toàn của sản phẩm và thương hiệu, trong khi nhà nước không phải chi quá nhiều ngân sách cho lực lượng thanh tra.
(*) Võ Văn Quang - Bài viết trích Thuyết trình cho Hội thảo Green Marketing tại TP HCM ngày 27-8-2010

The Basic Principles of Green Marketing


Những nguyên tắc cơ bản của Tiếp thị Xanh


Trong mối quan tâm và chú ý tới những vấn đề nền tảng, các khách hàng ngày nay thường hướng tới những nhãn hiệu sạch, đáng tin cậy và được tôn trọng nhất trên thế giới. Đó là lý do tại sao Home Depot nhắm tới những khu rừng lấy gỗ được phát triển bền vững, Nike quan tâm tới lao động trẻ em và cuộc sống của những người vô gia cư, McDonalds chăm sóc sự béo phì của mọi người, còn Coke lại lo lắng cho hàm lượng đường trong máu và các căn bệnh tiểu đường.

Tất cả điều này có ý nghĩa gì đối với hoạt động kinh doanh của bạn? Có thể giải thích đơn giản rằng nếu bạn không kết hợp các hoạt động kinh doanh với sự phát triển bền vững môi trường và xã hội, công ty của bạn sẽ không thể trụ vững dài lâu được!  

Và điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng: Một cam kết mạnh mẽ với sự phát triển bền vững về môi trường trong thiết kế và sản xuất sẽ có thể đem lại nhiều cơ hội lớn cho tăng trưởng kinh doanh, cho các phát kiến và cho xây dựng lòng trung thành nhãn hiệu. Tất cả những gì bạn cần làm đó là tự khẳng định: Chắc chắn như vậy rồi! 

Trong thực tế kinh doanh, nói luôn dễ hơn làm. Không ít công ty đã gặp rắc rối lớn với các vấn đề liên quan tới phát triển bền vững xuất phát từ các chiến lược kinh doanh được hoạch định nghèo nàn và các thông điệp tiếp thị thiếu “xanh”.  

Những nguyên tắc của Tiếp thị xanh (Green Marketing) 

Thật hữu ích với việc bảo vệ công ty bạn khỏi những cạm bẫy chung đó và bắt đầu tận dụng tối đa những cơ hội kinh doanh mới bằng việc quan tâm tới các Nguyên tắc của Tiếp thị xanh theo phân tích của Jacquelyn A. Ottman, chủ tịch công ty tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm mới J. Ottman Consulting, Inc; tác giả cuốn sách Green Marketing: Opportunity for Innovation (Tiếp thị xanh: Cơ hội cho các Phát kiến) về các chiến lược cho tiếp thị xanh. 

1. Biết rõ các khách hàng của bạn 

Nếu bạn muốn bạn một sản phẩm xanh tiếp cận tới người tiêu dùng, trước tiên bạn cần chắc chắn rằng người tiêu dùng nhận thức và quan tâm tới các vấn đề mà sản phẩm của bạn hướng tới. Hãng Whirlpool nhận ra rằng lý do đằng sau việc khách hàng sẽ không trả thêm một khoản tiền cho các tủ lạnh không CFC của họ đó là vì các khách hàng không biết CFC là cái gì! 

2. Trao quyền cho người tiêu dùng 

Hãy chắc chắn rằng người tiêu dùng tự mình hay thông qua tất cả những người khác đã từng sử dụng sản phẩm của bạn cảm thấy rằng chúng có thể tạo ra sự khác biệt. Đây được gọi là “trao quyền” (empowerment) và nó là lý do chính khiến người tiêu dùng mua các sản phẩm xanh.  

3. Sáng sủa và rõ ràng 

Người tiêu dùng phải tin vào tính hợp lý trong các sản phẩm của bạn cũng như các yêu cầu cụ thể bạn đang đưa ra. Song cần chú ý rằng có rất nhiều thái độ hoài nghi về một kỷ nguyên mới của tiếp thị xanh ở ngoài đó. Do vậy, càng rõ ràng và sáng sủa bao nhiêu, cơ hội của bạn sẽ càng lớn bấy nhiêu! 
4. Tạo dựng lòng tin và cam đoan với người mua 

Người tiêu dùng cần tin rằng sản phẩm của bạn sẽ phát huy hết nhiệm vụ mà nó được giao phó. Đó sẽ thực sự là những sản phẩm có chất lượng vì môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, những sản phẩm không hiệu quả sẽ không kết thúc trong thùng rác bởi đây không phải là sự thân thiện với môi trường.  

5. Quan tâm tới giá cả 

Nếu bạn đang tính thêm một khoản tiền vào giá cả sản phẩm và chi phí sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường luôn lớn hơn so với bình thường do chất lượng cấu thành và phương thức sản xuất, hãy chắc chắn rằng người tiêu dùng có thể trang trải khoản tiền tính thêm đó và cảm thấy nó hoàn toàn xứng đáng. 

Đương nhiên, nhiều người tiêu dùng không thể trả thêm khoản phí cho bất cứ sản phẩm nào ngày nay thân thiện hơn với môi trường. Vì vậy hãy nhớ kỹ điều này trong quá trình phát triển sản phẩm cũng như hướng tới các khách hàng mục tiêu mới. 

Tiêp theo là một vài minh họa về những thiết kế thân thiện với môi trường (cải thiện từ những sản phẩm sẵn có) và những phát kiến sinh thái (những sản phẩm hoàn toàn mới) đã và đang thực hiện tốt sứ mệnh của mình, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng cùng một thị phần đáng nể.  

Tom's of Maine

Cách đây khoảng 25 năm, đôi vợ chồng Tom và Kate Chappell đã tạo ra những sản phẩm chăm sóc sức khỏe hoàn toàn mới và trọn vẹn. Hơn 10 năm sau, nhãn hiệu này hướng tới khía cạnh xanh và gia nhập mạnh mẽ các hệ thống phân phối như CVS, Duane Reade và nhiều kênh khác.  

Ngày nay, công ty của vợ chồng Tom và Kate thuộc sở hữu của tập đoàn Colgate-Palmolive và là một trong những nhãn hiệu xanh có uy tín nhất tại nước Mỹ và Canada.  

Thông điệp ở trên bao bì sản phẩm kem đánh răng Tom's of Maine có thể là một lý do giải thích tại sao. Tom và Kate đã ràng buộc uy tín và trách nhiệm của mình lên nhãn mác như để đảm bảo chất lượng các sản phẩm của họ.  

Đó là danh sách các thành phần sản xuất kem đánh răng – ví dụ như dầu bạc hà tự nhiên, và bên cạnh đó là vai trò của từng thành phần trên trong kem đánh răng. Thậm chí có cả cột thứ ba là danh sách những nơi mà các thành phần được thu hoạch để sản xuất.  

Đây là một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử các hàng hóa tiêu dùng! Liệu có nhiêu công ty có thể làm công việc đó với các thành phần sản xuất của mình? Bao nhiêu trong số chúng có thể chứa đựng những nhãn mác cảnh báo (như Crest và Colgate đã làm)? 

Đối với sản phẩm Tom's of Maine, việc liệt kê các thanh phần, chẳng hạn như dầu bạc hà tự nhiên, sẽ giúp đỡ các khách hàng vượt qua hàng rào giá cả để nhanh chóng đưa ra các quyết định mua sắm. Họ lựa chọn một nhãn hiệu với các thành phần sản xuất hoàn toàn tự nhiên và nhận ra rằng chúng rất xứng đáng với mức giá nhà sản xuất đưa ra. 

Toyota Prius 

Chắc chắn ràng chúng ta đã nghe rất nhiều tới nhãn hiệu xe ô tô Toyota Prius. Vì nhiều lý do thích đáng, Prius được xem như sản phẩm xanh thành công nhất tại nước Mỹ. 

Nó cung cấp cho khách hàng tất cả các tính năng họ tìm kiếm ở một chiếc sedan và hơn thế nữa còn là phong cách hấp dẫn, tiết kiệm nhiên liệu, khả năng lái xe với thời gian không giới hạn chỉ duy nhất dừng để nạp nhiên liệu (ví dụ chiếc Prius nếu có động cơ điện chỉ phải dừng cho nạp điện sau 12 giờ chạy liên tục), và một nguyên nhân quan trọng khác đó là động cơ hybird và tiềng ồn rất thấp.  

Bảng đồng hồ của chiếc xe có một đặc tính nổi bật: một màn hình để người lái biết rõ động cơ nào trong hai loại động cơ đang được sử dụng và mức độ tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả ra sao trong từng thời điểm cố định. Qua đó, người lái có thể thử phá vỡ các kỷ lục trước đó của mình! 
Khi chiếc xe được giới thiệu, các quảng cáo đặt trọng tâm vào hiệu năng vượt trội thể hiện qua tiếng ồn gần như bằng không cùng những khí thải không hề gây ô nhiễm môi trường. 

Với việc giá nhiên liệu ngày một tăng cao, chiếc Prius được tiếp thị như một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu vượt trội và các nỗ lực PR của Toyota liên quan tới nhiên liệu động cơ kết nối chiếc xe với nhận thức môi trường đã được đền đáp xứng đáng trong các khoản doanh số bán hàng tăng trưởng đều đặn. 

Theo Bwportal

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

8 great ideas of Green Marketing

Let's take a walk through 8 great ideas of Green Marketing
  1. Work from home allow staff to work from home more often. This will help provide added perks and could improve productivity.
  2. Teamwork – boost Company moral by setting a company wide goal of everyone working together to lower the businesses carbon footprint.
  3. C02 friendly servers – yes, today, you can reverse the impact of your websites by switching to C02 friendly servers. There are two providers that we know of in this field: one can be found here, another here.
  4. Sustainable Packaging – replacing your existing packaging with “green” packaging materials such as biodegradable . Or simply get creative by re-using old magazine pages. Yes it’s possible. There’s a shop in Lisbon, Portugal that is doing this – the wrong shop!
  5. Transportation – if your business relies on transportation, look at transitioning to environmental friendly vehicles. This bold move will most likely get the attention of your local or national newspapers.
  6. Green Seal – assess the ‘Greenness’ of your products and apply for a green seal. In the US and Canada there are several NGO’s supporting green seal projects. We’re excited to share, a similar effort is starting here in Portugal, and Chama is currently working with a partner to launch the initiative in the Algarve.
  7. Get Your Brand out there – help your local community and customers reduce dependency on grocery store plastics. Invest in environmental friendly grocery bags with your brand, and give them away to customers for free…it’s free advertising!
  8. Give Local Love. Receive Local Love if you’re in the food business, look at ways to source local products even if they’re at slightly higher cost. In return, promote your goal of supporting local farmers and reducing your carbon footprint. You can start the transition slowly by having select products that feature seasonal and locally sourced produce.

Corporate Social Responsibilites and Recession

"No matter what happens, companies must take CSR as priority..."

1. Critical cross-border global issues require multinational corporations and their CEOs to lead in the search for solutions, recession or not.

2. Recession results in more poverty and exacerbates problems that national governments and NGOs alone cannot solve.

3. The global economic crisis has increased distrust of business. Corporations with a strong commitment to CR are better able to withstand the downdraft and put the brakes on increased regulation.

4. Employees are attracted to and motivated to stay with socially responsible companies, and want to see commitment to CR initiatives continue through tough times.

5. An increasing proportion of consumers are willing to pay price premiums for products and services marketed by companies with proven and sustained track records of doing good.