Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Cac xu huong tiep thi xanh cho Vietnam


Tiếp thị xanh không chỉ giới hạn dưới góc độ tiếp thị tiêu dùng (consumer marketing), tiếp thị xã hội (societal marketing), hay tiếp thị cộng đồng (social marketing)… mà nó còn liên quan rất mật thiết đến tiếp thị công nghiệp (industrial marketing) và kể cả tiếp thị chính sách (political markeing) và tiếp thị vĩ mô (macromarketing).

Green Marketing không chỉ được phát triển từ tiếp thị truyền thống (product marketing) mà đã được phát triển lên cấp độ cao hơn nhờ vào tiếp thị thương hiệu (brand marketing). Ngoài ra nhận thức về đạo đức và một số quan điểm triết học cũng là nền tảng mang tính khởi nguyên cho Tiếp thị Xanh.

Dưới góc độ brand marketing việc áp dụng giá trị thương hiệu mang yếu tố ‘giá trị xanh’ là biểu hiện rõ rệt nhất để nâng tầm chuyên nghiệp cho Tiếp thị Xanh cho ‘thương hiệu sản phẩm’ thông qua những lợi ích cụ thể hay là những tinh thần và đạo dức kinh doanh ‘hướng thiện’ đối với các ‘thương hiệu công ty’. Vai trò của thương hiệu còn thể hiện rất hiệu quả thông quá các giải pháp ‘thương hiệu hình tượng’ hay ‘sứ giả’. Sự mở rộng về nhận thức của chính bản thân ‘giá trị Xanh’ cũng như mở rộng nhận thức giá trị Xanh trong xã hội là những sứ mệnh và xu hướng mới của marketing ngày nay. Bài viết này phân tích một vài xu hướng tiếp thị xanh và vai trò của thương hiệu, hay cụ thể hơn như nhãn hiệu chứng nhận… thông qua đó chúng ta có thể rút ra một số nguyên tắc marketing và khả năng đóng góp của brand marketing cho xu hướng Tiếp thị Xanh vào đời sống xã hội dưới nhiều góc độ khác nhau, xoay quanh một giá trị chung được gói trong 2 chữ văn minh.

Nong nghiep xanh(Green Agriculture)

Nông nghiệp Xanh là một khuynh hướng green marketing dựa trên nền tảng nhu cầu cốt lõi của con người. Việt Nam vốn có một nền nông nghiệp lâu đời và hiện nay cũng đang dần dần có nhiều mặt hàng đứng vào danh mục xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm. Vai trò của Tiếp thị Xanh trong nông nghiệp của Việt Nam đóng vai trò không chỉ tạo ra những sản phẩm sạch và tốt mà nó chính là yếu tố quan trọng giúp ổn định kinh tế xã hội. Không những thế hiện cũng đang hình thành những hướng đi trong việc tiếp thị xuất khẩu nông nghiệp ra thế giới, trong đó nông nghiệp Xanh là xu hướng bền vững và ưu việt nhất.

Các loại phân bón sinh học và những tiến bộ trong canh tác và nghiên cứu về giống sẽ giúp gia tăng năng suất và năng lực sản xuất nông nghiệp. Việc tiếp thị Nông nghiệp Xanh còn quảng bá những xu hướng công nghệ sinh học, kỹ năng thâm canh…định hướng gia tăng năng suất cây trồng hay vật nuôi nhưng vẫn bảo đảm hoặc gia tăng giá trị Xanh và An toàn trong sản xuất nong nghiệp tiên tiến. Ngoài ra Việt Nam với lợi thế của mình còn có thể khai thác ngành nông nghiệp biển, cụ thể như là việc nuôi trồng thực phẩm biển nhất là các loài tảo biển là một trong những nguồn dinh dưỡng xanh và chất lượng cao.

Với dự báo tình hình sản xuất lương thực trên thế giới ngày càng bất ổn, Việt Nam với vai trò là một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời, chúng ta cần tiếp tục nâng cao vai trò của nông nghiệp Việt Nam trong nước và quốc tế, thông qua chiến lược khoa học thâm canh và chiến lược marketing.

Vai trò của marketing trong ‘nông nghiệp xanh’ không chỉ là quảng bá và nâng cao nhận thức về tiêu dùng, lối sống, mà còn đi trực tiếp vào việc nghiên cứu định hướng sản phẩm và định hướng nghiên cứu những dòng sản phẩm mới cho nông nghiệp.

Cong nghiep Xanh(Green Industries)

Công nghiệp Xanh là mục tiêu phấn đấu liên tục của loài người. Ngành công nghiệp Hoá Chất của thể kỷ 20 dù đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho tiến bộ nhân loại; nhưng đồng thời cũng là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tương tự như vậy rất nhiều ngành công nghiệp nặng chính là nguồn gây ô nhiễm lớn cho thế giới.

Gần đây ở nước ta bỗng dưng xuất hiện các siêu dự án về sắt thép và khai khoáng mà không có sự kiểm soát về yếu tố môi trường. Các dự án ‘bẩn’ này sẽ là môi nguy thậm chí là hiểm hoạ sinh thái mà nó còn khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên dự trữ cho tương lai. Việc cấp phép tùy tiện như vậy là một mối nguy hiểm bởi nó sẽ tạo ra lổ hổng cho các nước khác đẩy công nghiệp ‘giá trị thấp và ‘ô nhiễm’ sang nước ta. Vấn nạn này rất phải được cảnh báo liên tục, không chỉ đối với trung ương mà còn đối với các tỉnh thành trong quá trình cạnh tranh thu hút FDI.

Trong tình thế của một đất nước đang phát triển việc du nhập và phát triển công nghiệp luôn là điều cần thiết, tuy nhiên chúng ta không du nhập hay mời gọi đầu tư một cách thiếu suy xét bởi vì không loại trừ khả năng nhà đầu tư mang vào những công nghệ, thiết bị lạc hậu hay những công đoạn sản xuất có giá trị thấp và mức ô nhiễm cao. Chính vì vậy những người có trách nhiệm cần phải luôn tỉnh táo và suy xét vấn đề đầu tư FDI một cách sáng suốt.

Marketing Vĩ mô hoàn toàn có thể giúp định hướng phát triển những ngành công nghiệp theo hướng tạo ra giá trị cao, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tri thức và công nghiệp thẩm mỹ mang các chuỗi giá trị mềm… Sự thiếu phối hợp giữa Công nghệ và Marketing có thể nói là lổ hổng rất lớn trong việc hoạch định chính sách đầu tư công nghiệp. Việc làm ‘xanh’ hoá công nghiệp không chỉ là các vấn đề môi trường, an toàn sản xuất, an toàn cho sản phẩm mà còn đòi hỏi năng lực sáng tạo để có thể phát triển những ngành công nghiệp mới mang lại giá trị xanh nhiều hơn.

Nhien lieu xanh (Green Fuel, green CNG)

Xăng sinh học trên nền tảng bổ sung Ethanol là một giải pháp quan trọng giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và cân bằng với ethanol làm giảm thiểu lượng khí thải cho các loại động cơ. Việc gia tăng năng suất cây trồng day trên sự phát triển của công nghệ sinh học có thể là tiền đề nâng cao mức sản xuất Ethanol và xăng sinh học, giúp cân bằng với sự khai thác nhiên liệu hoá thạch.

Việc các tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là PV.Oil và PV.Gas xản xuất và quảng bá cho các sản phẩm nhiên liệu xanh như Xăng Ethanol và CNG (khí nén thiên nhiên) là những dự án theo hướng ứng dụng nhiên liệu xanh trong cuộc sống. Chúng ta có quyền hy vọng rằng trong một tương lai không xa, toàn bộ các hệ thống xe buýt nội thành tại Tp HCM và Hà Nội sẽ là CNG Bus sử dụng 100% khí thiên nhiên và chủ yếu được sản xuất từ nguồn khí đốt của các mỏ đầu – khí do Petro Vietnam khai thác.

Trong một nỗ lực khác chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu ứng dụng chất thải mỡ cá Basa chế biến thành bio-diesel nếu được đầu tư nghiêm túc sẽ góp phần tạo ra hàng trăm nghìn tấn Diesel sinh học cho động cơ góp phần giải quyết đầu ra nâng cao giá trị cho lượng mỡ cá Basa và chất thải mỡ cá lên đến hàng triệu tấn mỗi năm.

Có thể nói việc làm chủ nguồn năng lượng và nhiên liệu và chính sách hàng đầu của tất cả các quốc gia, kể cả năng lượng & nhiên liệu xanh. Bên cạnh việc chính phủ, các tập đoàn đầu tư nghiên cứu năng lượng và nhiên liệu xanh, rất cần các nỗ lực dưới độ marketing cho ý thức trong việc tiết kiệm năng lược, tiết kiện nhiên liệu và xanh hoá các sản phẩm và nguồn cung năng lương cho tiêu dùng.

Loi song va suc khoe xanh(Green People Lifestyle & Health)

Green Marketing giúp xây dựng lối sống hài hoà thông qua sự cân bằng trong tiêu dùng. Green Marketing không hề mâu thuẫn với bản chất đúng của thương hiệu (brand marketing). Bởi vì brand marketing thực ra là việc xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững thông qua việc thấu hiểu thương hiệu và tư duy tiếp thị thương hiệu. Ý nghĩa cụ thể của brand marketing đó là tập trung vào uy tín lâu bền của sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp và cá nhân. Ý nghĩa của sự lâu bền không thể khác hơn là chú trọng vào sự cân bằng của việc tạo ra sản phẩm và việc tiêu dùng sản phẩm với trách nhiệm môi trường và duy trì sự phát triển hài hoà của môi trường.

Chẳng hạn việc những người nổi tiếng nói không với áo khoát lông thú sẽ là một trong những điều kiện chắc chắn giảm thiểu nạn săn bắt các loại thú quý hiếm điển hình là việc tiêu diệt loài Antelope Linh Dương Tây Tạng mới chỉ được chấm dứt trong những năm gần đây.

Khuynh hướng tiêu dùng dịch vụ Spa hiện nay đang phát triển nhanh cũng là một trong những xu hướng green gia tăng sức khoẻ và tinh thần.

Có một hiện tượng rất phấn khởi cho nền văn minh nhân loại là những năm gần đây rất nhiều các nhà tỷ phú và nhân vậ nổi tiếng đã chia sẻ phần lớn tài sản của mình cho các quỹ từ thiện, xã hội và môi trường: Bill Gates, Warren Buffett, Bono, Bob Gendolf, Al Goe, Clintons… Đây có thể được xem là tư tưởng tiến bộ của nhân loại thể hiện sự chia sẻ những thành quả từ ‘kinh doanh’, có nghĩa là quá trình ‘khai thác’ các nguồn tài nguyên và gia tăng giá trị. Hàng động đó không thể hiện trực tiếp ý nghĩa ‘green’ nhưng rõ ràng kết quả đạt được sẽ là những đóng góp đáng kể cho cộng đồng làm ‘xanh’ hoá thiên nhiên và cuộc sống con người, bởi chính vì sự nghèo đói đã dẫn dắt con người đến những hành vi phá hoại hay khai thác thiên nhiên quá mức cân bằng.

Trong một góc nhìn khác chúng ta thấy rằng xu hướng tiêu dùng xanh theo cách làm tăng sức khoẻ thông qua hàng loạt các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tập thể dục và thực phẩm chức năng… là những thể hiện rõ rệt cho lối sống xanh hướng đến sức khoẻ và sự lành mạnh.

Duoc pham va thao duoc xanh (Green Herbal Products & Pharmaceuticals)

Thảo dược thiên nhiên hiện đang không ngừng được nghiên cứu cải tiến bằng công nghệ chế biến dược phẩm hiện đại làm gia tăng hiệu quả chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ cho con người. Hàng loạt những chiết xuất từ thảo dược đang làm thay đổi tư duy và bộ mặt của ngành dược học và chăm sóc sức khoẻ.

Khuynh hướng phát triển sản phẩm dược hiện nay là sự giao thoa hai chiều giữa khoa học kỹ thuật của phương Tây và kinh nghiệm và những nguyên lý kinh dịch phương Đông trong dược học và kiến thức về sức khoẻ. Tỷ trọng các sản phẩm Đông Dược tại Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam càng ngày càng chiếm tỷ trọng cân bằng hoặc cao hơn sản phẩm dược xuất xứ từ các nước phương Tây.

Xu hướng của Trà Xanh và đồ uống làm mát cơ thể từ dược thảo đang lên ngôi cũng là một hiện tượng đáng ghi nhận trong 10 năm trở lại đây. Trải qua những thập kỷ công nghiệp hoá với sở thích của đồ uống ‘có ga’ (CSD) ngày nay Trà vốn là loại đồ uống lâu đời của con người, đã trở lại ví trí số một của nó.

Một trong những mũi nhọn nghiên cứu trong ngành dược hiện nay là theo hướng mô phỏng các dược chất thiên nhiên, ví dụ như mật gấu, nhâm sâm, đông trùng hạ thảo…các loại cao từ thực vật hay động vật không quý hiếm…bước đầu tạo ra những dược chất thay thế làm giảm thiểu sự khai thác cạn kiệt các nguồn nguyên dược liệu quý tự nhiên. Bên cạnh đó là hàng loạt các loại thuốc mới chữa các bệnh nan y mãn tính được chế biến từ các loại thảo dược có thể nuôi trồng, đó là Hà Thủ Ô, Kim Tiền Thảo, nấm Linh Chi, Giảo Cổ Lam, Tam Thất, dầu Gấc, Diệp Hạ Châu… có thể góp phần hình thành cả một nền nông nghiệp & công nghiệp dược thảo tiên tiến rất cần sự tham gia của marketing. Có thể nên chăng nhà nước đặt ra một mục tiêu chiến lược cho ngành Dược Thảo Việt Nam đạt cấp độ thương hiệu thế giới bởi đây là một ngành hội đủ các yếu tố mạnh như: khoa học và công nghiệp chế biến, y học Đông Tây, nông nghiệp thâm canh giá trị cao, và cả công nghệ marketing trong việc chinh phục khách hàng.

Truyen thong xa hoi xanh (Green Social Communication)

Rất nhiều thương hiệu mạnh xây dựng các khái niệm Xanh ‘green concept’ trong truyền thông. Điển hình trong khuynh hướng thành công này có thể kể chương trình Go Green khởi xướng bởi Toyota.

Green communication concept hiện nay đang là ‘mốt’ của rất nhiều công ty, tuy nhiên cần phải xét đến giữa lời nói và việc làm. Nghĩa là việc thực thi các chương trình truyền thông ‘green concept’ phải đi đôi với việc tạo ra những gaí trị xanh thực tế. Trong chuyện này rất cần phải có sự kiểm soát từ phiá quản lý nhà nước hay hiệp hội về mặt thương hiệu, hay chứng nhận đối với ‘giá trị xanh’ và đối với bản thân mỗi doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp quảng cáo thức uống ‘Trà Xanh’ thì sản phẩm phải đi từ nguyên liệu trà xanh thiên nhiên chứ không phải là các loại hương liệu tổng hợp; ‘sữa tươi 100%’ phải là sữa tươi thực sự từ con bò sữa chứ không phải là sữa nước ‘hoàn nguyên’ sản xuất từ nguyên liệu bột sữa.

Các chương trình truyền thông xã hội là một trong những động thái tích cực góp phần ‘xanh’ hoá lối sống của cộng đồng. Không thể đợi đến khi cuộc sống sung túc thì mới bàn đến lối sống văn minh. Đây là những việc làm mang tính giáo dục và có ý nghĩa lâu dài theo hướng tuyên truyền và giáo dục theo những phương cách gần gũi và sáng tạo day trên nguyên tắc tạo ra sự ‘thích thú’ trước rồi hãy đưa ra ‘lời khuyên’, ví dụ điển hình nhất cho giải pháp này là đoạn phim quảng cáo “Rác cũng có Gôn của Rác” do Dentsu thực hiện và chiếu trên VTV trong mùa World Cup 2010.

Tiếp thị vì mục đích xã hội, hay việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp khi mà nhận thức của xã hội ngày càng được nâng cao. Một doanh nghiệp không chú ý đến nâng cao giá trị, uy tín của mình thông qua tiếp thị vì xã hội hay tuân thủ nghiêm túc việc thực thi trách nhiệm xã hội ngày nay hoàn toàn có thể đưa doanh nghiệp đến tình huống đối mặt với sự thách thức uy tín hay thậm chí là sự tẩy chay của cộng đồng đối với sản phẩm và như thế không khác nguy cơ phá sản doanh nghiệp mà Vedan và BP là những tình huống điển hình.

Trach nhiem xa hoi va tiep thi xa hoi (CSR, societal marketing)

Câu chuyện Vedan đang làm thức tỉnh tất cả mọi người, từ giới kinh doanh các nhà điều hành doanh nghiệp, cho đến các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương cho đến mỗi người dân với tư cách người tiêu dùng hay là thành viên cộng đồng.

Sự kiện Vedan đánh dấu một bước nhận thức mới về sự so sánh lợi ích của sự đầu tư ồ ạt bất chấp những tổn hại môi trường. Sự tổn hại này không chỉ là vấn đề ô nhiễm nguồn nước và không khí mà còn là những bất cập trong sự phân hoá giàu nghèo, sự mất cân bằng sinh thái và các vấn nạn xã hội.

Giá trị Xanh hay sự cân bằng sinh thái gần đây đang bị phá vỡ nghiêm trọng. Việc lấy đất làm sân golf một cách ồ ạt gần đây cũng là một vấn nạn không chỉ đối với tình trạng người nông dân bị mất đất nông nghiệp, đó còn là sự hiện thực hoá khoảng cách giàu nghèo ngay trước mắt họ, cộng thêm những hiệu ứng tiêu cực về môi trường của chính các sân golf.

Tiếp thị vì xã hội có thể được xem là một mức độ rộng hơn của CSR, mở rộng ý nghĩa ‘trách nhiệm bắt buộc’ sang một mức độ tự giác cao hơn và mang nhiều tính chất chủ động. Vì vậy ‘lợi ích xã hội’ mà một chương trình ‘tiếp thị vì xã hội’ không còn là những trách nhiệm bắt buột hay trực tiếp mà nó là những hoạt động mang tính từ thiện hoặc mang ý nghĩa xoá đói giảm nghèo. Những chương trình tiếp thị vì xã hội như ‘vượt lên chính mình’ trên HTV và phong trào ‘mùa hè xanh’ của Đoàn TN CS HCM là những ví dụ điển hình nhất cho hiệu quả của tiếp thị xanh vì mục đích xã hội.

Dau hieu chung thuc (certification mark)

Trong bối cảnh có quá nhiều động thái tiếp thị xanh, từ ý tưởng truyền thông, thiết kế bao bì cho đến sản phẩm. Người tiêu dùng và công chúng có thể rơi vào trạng thái nhầm lẫn trong nhận thức và chọn lựa sản phẩm Xanh thật sự. Vì vậy song song với những động thái tiếp thị xanh đã hình thành những nhãn hiệu chứng nhận (certification mark) và thương hiệu chứng nhận (certificating brand). Tại các nước phát triển các nhãn hiệu chứng nhận như ‘green label’ hay ‘green product’ hoặc ‘energy saving’ hình thành ngày một nhiều hơn từ các tổ chức độc lập chứng nhận cho các sản phẩm & thương hiệu có mặt trên thị trường.

Tại Việt Nam, nhận thức về vai trò của ‘thương hiệu chứng nhận’ đối với các cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm con rất kém. Trong hầu hết các nhóm giải pháp mà Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm cũng không hề thấy đề cập đến vai trò của thương hiệu và thương hiệu chứng nhận. Trong khi đó việc thực thi các chứng chỉ quốc tế có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nông phẩm như là HACCP và GlobalGAP chỉ đáp ứng được với các doanh nghiệp lớn, các nhà máy và các đơn vị tập thể và tỉ lệ đạt các tiêu chuẩn này vẫn còn rất ít. Còn lại một mảnh lớn các loại thực phẩm như các loại rau của quả, thịt gia súc gia cầm và thủy sản, nước mắm, giò chả và các sản phẩm ‘đặc sản địa phương’…

Như vậy ngoài các vấn đề mà Cục VSATTP đưa ra như nhân lực quản lý, ngân sách thực hiện thì có 3 vấn đề rất lớn còn bỏ ngỏ đó là:
(1) việc tuyên truyền ý thức cộng đồng và nhà sản xuất như một vấn đề đạo đức và pháp lý cũng như kiến thức về sức khoẻ và dinh dưỡng;
(2) các quy định theo hướng áp dụng triệt để vai trò của nhãn hiệu hàng hoá, biện pháp gắn nhãn và nhãn hiệu/thương hiệu chứng nhận;
(3) nâng cao kiến thức thức về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu chứng nhận cho hệ thống nhân sự quản lý VSATTP cũng như quyền lực của họ.
Ngoài ra chúng ta còn nhận thấy sự yếu kém về vai trò của các Hiệp hội Ngành nghề vì lý do rất rõ ràng là chính các Hiệp hội Ngành nghề là lực lượng hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý VSATTP của nhà nước (TW, Tỉnh, Huyện..) trong việc kiểm tra nội bộ và gắn nhãn đối với các sản phẩm & doanh nghiệp trực thuộc hiệp hội của mình. Cho dù nguyên tắc hoạt động của các Hiệp hội Ngành nghề là tự nguyện và bình đẳng, nhưng chính cơ chế và quy chế Hiệp hội là sự thanh lọc/kiểm soát chặt chẽ nhất cả về mặt kỹ thuật lẫn pháp lý đối với chất lượng an toàn của sản phẩm và thương hiệu, trong khi nhà nước không phải chi quá nhiều ngân sách cho lực lượng thanh tra.

Xay dung thuong hieu xanh - Green Brand Building


Các doanh nghiệp nên bắt tay ứng dụng giải pháp xanh trong mô hình kinh doanh của mình nếu họ không muốn bỏ lỡ cơ hội giành lấy lợi thế cạnh tranh ngay từ bây giờ!
49cc2f05 744f 4045 952d 0e57c7b39dd5 Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp xanh
Tác giả: James Lyon
Triển lãm XÂY DỰNG XANH châu Á (BEX Asia) 2011 tại Singapore vừa qua để lại nhiều dấu ấn đối với các doanh nghiệp châu Á. Tuy một số doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện giải pháp sản xuất thân thiện với môi trường, họ cần quyết liệt hơn để bắt kịp các doanh nghiệp phương Tây. “Nghe có vẻ rập khuôn nhưng lời khuyên của tôi là các doanh nghiệp nên bắt tay vào ngay từ bây giờ. Không cần làm ngay những việc to tát, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.” Ông Jim McCallum, phó chủ tịch InterfaceFLOR châu Á Thái Bình Dương, một trong những đơn vị triển lãm tại BEX Asia 2011, chia sẻ.
Là diễn giả chính trong hội nghị CSR toàn cầu diễn ra tại Cebu, Philippines gần đây, McCallum phái biểu về việc tăng uy tín thương hiệu bằng cách áp dụng những giải pháp xanh hiệu quả thay vì chi ra những khoản quảng cáo khổng lồ. Ông cũng chia sẻ cách InterfaceFLOR, một trong những công ty hàng đầu thế giới về thảm trải sàn, xây dựng doanh nghiệp xanh như một yếu tố cạnh tranh chính.
“Việc cam kết thực hiện các giải pháp xanh giúp InterfaceFLOR trở nên khác biệt so với các đối thủ. Một ví dụ rõ ràng là chúng tôi đã khởi xướng “Sứ mệnh Zero”, chiến lược phát triển bền vững với mục đích đưa InterfaceFLOR thành doanh nghiệp hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến môi trường vào năm 2020. Chúng tôi tin tưởng vào những gì mình đang làm. Bên cạnh đó, việc tiết kiệm được chi phí sản xuất khi áp dụng giải pháp xanh càng thúc đẩy chúng tôi cố gắng hơn để trở thành doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội.” McCallum nói.
Cũng trong thời gian này, InterfaceFLOR đã đạt giải thưởng danh giá Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Xanh năm 2011 của Vương Quốc Anh. Đây là giải thưởng ghi nhận những nỗ lực không ngừng của các công ty lớn trong việc khởi xướng những giải pháp xanh hiệu quả. Bên cạnh đó, cuộc khảo sát toàn cầu về Doanh nghiệp bền vững 2011 đã xếp InterfaceFLOR đứng vị trí thứ 2 về chỉ số thân thiện với môi trường.
McCallum giải thích thêm rằng bên cạnh những thay đổi toàn diện trong việc xây dựng doanh nghiêp xanh, InterfaceFLOR cũng thực hiện những bước nhỏ để tạo ra sự khác biệt lớn như thành lập cơ sở sản xuất gần các thị trường chủ chốt. Việc này giúp họ giảm thiểu lượng carbon đồng thời giảm lượng phế thải và khí thải. Đây cũng là quyết định sáng suốt về lợi ích kinh tế, giúp giảm chi phí vận chuyển.
Các doanh nghiệp sẽ đặt câu hỏi “Liệu InterfaceFLOR có thể bảo đảm chỉ số thân thiện với môi trường trong khi suy thoái kinh tế sắp xảy đến và khách hàng sẽ cân nhắc từng đô la họ chi ra? Và liệu InterfaceFLOR vẫn có thể giữ giá thành sản phấm thấp?”
e90ca6c5 343c 4950 ac35 a1a303c3bb3f Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp xanh
McCallum giải thích “Chỉ số thân thiện với môi trường giúp thúc đẩy cải tiến trong quá trình sản xuất và cho phép khách hàng đánh giá sản phẩm của chúng tôi không chỉ qua giá cả.” Từ khi bắt đầu những nỗ lực xây dựng doanh nghiệp xanh, InterfaceFLOR đã thành công trong việc giảm lượng phế thải, tiết kiệm được hơn 430 triệu đô la.
Ông nói thêm: “Kinh doanh là để làm ra lợi nhuận, nhưng hơn lúc nào hết, các doanh nhân cần nhận ra rằng thương hiệu xanh vừa giúp tạo doanh thu, vừa đảm bảo trách nhiệm với xã hội. Một khi doanh nghiệp của bạn tạo được đà, các doanh nghiệp khác sẽ thực hiện theo. Đó chính là áp lực từ cạnh tranh và thị trường. Không công ty nào muốn bị bỏ lại phía sau!”
*James Lyon
James Lyon hiện làm việc tại Singapore. Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành Truyền thông báo chi, Quan hệ công chúng và Tiếp thị kỹ thuật số.

Chien luoc tiep thi xanh - Green Marketing Strategy


Công ty của bạn đang phát triển theo hướng “xanh” hóa, ứng dụng công nghệ mới trong việc bảo vệ môi trường, sản xuất các sản phẩm xanh và bền vững. Tuy nhiên, tiếp thị cho khách hàng về mô hình hoạt động và sản phẩm của bạn liệu có dễ dàng? Làm sao để khách hàng hiểu và chọn lựa sản phẩm? Các chuyên gia đưa ra 3 yếu tố giúp doanh nghiệp xanh tiếp thị thành công: Rõ ràng, thực tế và hiểu biết.
1. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
vietnamnay.com chien-luoc-tiep-thi-cho-doanh-nghiep-xanh-default
Để giúp khách hàng hiểu rõ tính năng, mô hình sản xuất của doanh nghiệp “xanh” ra sao, cách hữu hiệu nhất là giải thích thật tường tận.
Nhiều dữ liệu cho thấy số lượng người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm xanh ngày càng tăng. Tại Mỹ, theo Organic Trade Association, số lượng thực phẩm hữu cơ bán ra đã tăng 10% trong 10 năm qua. Chuỗi siêu thị WalMart hiện cũng là nhà thu mua bông hữu cơ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu của khách hàng vẫn là công dụng và giá cả. Yếu tố “xanh” vẫn xếp sau.
Great Lakes Brewing – một công ty sản xuất bia ở Mỹ đã thực hiện nhiều nghiên cứu thị trường và thấy rằng, yếu tố “xanh” chưa bao giờ được khách hàng đánh giá là quan trọng nhất nhưng luôn nằm trong top những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Mức độ quan tâm đến tính bền vững, an toàn của sản phẩm cũng tùy thuộc vào từng ngành hàng. Các bà nội trợ đặc biệt quan tâm đến tính an toàn của các sản phẩm chăm sóc trẻ em và thực phẩm.
Khách hàng muốn các sản phẩm tốt nhưng phải có giá cả hợp lý. Một khi sản phẩm, dịch vụ của bạn đã đảm bảo đầy đủ các yếu tố như chất lượng, giá cả, bao bì đẹp, hợp lý, hệ thống phân phối tốt thì yếu tố “xanh” sẽ làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
2. Đáp ứng nhu cầu khách hàng
Ban điều hành của Bardessono, một khách sạn và spa sang trọng tại California đã có bài học kinh nghiệm đắng cay trong việc tiếp thị. Khách sạn này là một trong hai khách sạn được nhận giải thưởng từ chương trình “Đi đầu trong thiết kế năng lượng và môi trường” tại Mỹ . Tuy nhiên, dù giải thưởng này thuyết phục được cánh nhà báo nhưng không thuyết phục được khách hàng. Lý do là vì khách hàng- vốn quen với các khách sạn sang trọng - luôn nghĩ về khái niệm khách sạn “xanh” và sinh thái đồng nghĩa với “không thoải mái” và “hẻo lánh”.
Ông Jim Treadway, tổng giám đốc của khách sạn cho biết: "Chúng tôi không nắm bắt được nhu cầu thực tế của khách hàng. Giá trị cốt lõi mà khách hàng cần trải nghiệm sang trọng hơn hết."
Trong năm 2010 Bardessono thay đổi thông điệp tiếp thị nhấn mạnh sự sang trọng đầu tiên và tiếp đến mới là yếu tố “xanh”. Sống xanh là một xu thế được ưa chuộng nhưng điều đó không có nghĩa là khách hàng luôn đặt yếu tố này lên hàng đầu. Bạn phải tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng tiềm năng trước khi đưa ra thông điệp.
3. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
Dù cốt lõi của khái niệm "xanh" liên quan đến việc bảo vệ môi trường nhưng khi ứng dụng cụ thể vào từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành nghề thì hòan toàn khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lựa chọn một hình thức khác biệt để bảo vệ môi trường, người thì dùng năng lượng mặt trời, người thì hạn chế sử dụng bao bì ni lông, có người lại tập trung cải thiện môi trường làm việc. Rất nhiều công ty cũng quảng cáo sản phẩm của mình là “sạch” hoặc “hoàn toàn tự nhiên” nhưng lại không giải thích rõ với khách hàng cụ thể những khái niệm này biểu hiện cụ thể qua sản phẩm như thế nào.
Jenny Grayson, một Los Angeles dựa trên tư vấn giúp các công ty chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp xanh khẳng định: Các công ty phải xác định ý nghĩa của việc “xanh” hóa với chính mình chứ không phải là một chiêu thức để câu khách. Để giúp khách hàng hiểu rõ tính năng, mô hình sản xuất của doanh nghiệp “xanh” ra sao, cách hữu hiệu nhất là giải thích thật tường tận. Khách hàng không thể hiểu được tất cả các phương thức đổi mới công nghệ nhằm bảo vệ môi trường.
4. Sáng tạo thông điệp tiếp thị
Doanh nghiệp cần định vị nhiều yếu tố kèm theo thông điệp giúp ý tưởng “xanh” hóa tiếp cập được người tiêu dùng. Park Howell, giám đốc công ty Park&Co – chuyên về tiếp thị bền vững khẳng định, một trong những cách hiệu quả nhất để thuyết phục khách hàng là đưa ra hiệu quả tiết kiệm năng lượng khi sử dụng sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp khi tiếp thị đã bỏ quên 2 yếu tố quan trọng nhất là giá cả và chất lượng và không phải khách hàng nào cũng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm “xanh” phải tập trung vào 3 điểm sau đây: Lợi nhuận, con người và môi trường. Những yếu tố này phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng: Sản phẩm này có phù hợp với túi tiền không? Có tốt cho gia đình tôi không?Có tốt cho môi trường không?
Howell khuyên, các chiến dịch xanh nên tránh các dùng các từ xanh, sinh thái hay hình ảnh chiếc lá xanh. Điều này khiến thương hiệu lặp lại và mất đi tính khác biệt. Hãy sáng tạo cách thể hiện và truyền tải thông điệp.
5. Thực hành những giá trị đã đề ra
Trong thời đại số, minh bạch thông tin là điều tối cần thiết vì bạn không thể che giấu được ai. Vì vậy, khi đưa ra tiêu chí, chính doanh nghiệp phải thực hành nó hàng ngày. Không thể cam kết sản xuất xanh, sau đó sử dụng hóa chất trong sản phẩm hay phớt lờ việc xử lý chất thải. Một khi niềm tin của khách hàng bị lung lay, họ sẽ nhanh chóng lựa chọn một thương hiệu khác.
Green Apple Cleaners một công ty sản xuất chất tẩy rửa không chứa chất độc ở Mỹ đã cam kết không sử dụng quảng cáo trên giấy ở bất kì hình thức nào. Ngay cả các hoạt động khuyến mãi cũng được số hóa, gửi cho khách hàng qua tin nhắn và email. Ngân hàng GreenChoice Bank thì chọn cách phát hành thẻ tín dụng bằng nhựa tái chế và lắp đặt trạm tiếp nhiên liệu cho xe điện trong cơ quan.
6. Trung thực và minh bạch
Quảng cáo thường hay nói quá một chút nhưng đặc biệt với các sản phẩm xanh, người tiêu dùng sẽ đặc biệt nhạy cảm và phản ứng nếu quảng cáo không đúng sự thật.
Công ty thực phẩm ConAgra đã phải đối mặt với một vụ kiện vì quảng cáo các loại dầu ăn là "tự nhiên", trong khi thành phần có chứa các chất đã biến đổi gen.
Sigg – một công ty tái chế chai nhựa của Thụy Sĩ công bố sản phẩm của học không chứa BPA nhưng thực ra nó chứa rất nhiều chất hóa học khác. Khi tin tức này đến tai giới truyền thông, khách hàng ngay lập tức quay lưng. Theo báo cáo năm 2010 của TerraChoice Group – một công ty marketing ở Ontario, 95% sản phẩm tiêu dùng “xanh” tại Mỹ có ít nhất một trong bảy biểu hiện thiếu rõ ràng về thành phần.
Shel Horowitz -Giám đốc điều hành của Greenandprofitable.com khẳng định: "Tính minh bạch và trung thực là phương pháp tốt nhất. Chỉ cần bạn bị nghi ngờ , việc kinh doanh của bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn."
7. Tái đầu tư vào cộng đồng
Một trong những thuộc tính quan trọng nhất của sự bền vững là sự tái đầu tư tài chính và năng lượng vào cộng đồng xung quanh. Việc làm này hết sức đơn giản nhưng bị nhiều công ty bỏ qua.
Tái đầu tư vào cộng đồng có rất nhiều hình thức. GreenChoice Ngân hàng cung cấp các khoản vay linh hoạt cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững. Ben & Jerry, một trong những công ty màu xanh lá cây đầu tiên, tiếp tụctặng tiền đáng kể cho phi lợi nhuận hơn một thập kỷ sau đó Was Mua của Unilever.
Great Lakes Brewing đã sử dụng tất cả các loại rau và thảo mộc, trứng, sữa, kem, bơ và thịt ở địa phương cho bữa ăn của nhân viên. Bảo vệ môi trường còn là sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có”. Saul Kliorys –Giám đốc bộ phận môi trường của nhà máy này khẳng định .

Marketing xanh ngày càng nở rộ


Tại Hội nghị các thương hiệu bền vững năm 2009 tại Monterey đầu tháng này, tôi không thể không nhận thấy marketing xanh đã phát triển như thế nào. Khi bắt đầu, chúng tôi tiến hành marketing "môi trường” hay đơn giản là marketing "xanh”.

Sự thay đổi này phản ánh một sự thật rằng những mục tiêu mang tính chất nhân khẩu học cho marketing xanh không phải là "những người phụ nữ có học, tuổi 30-49, có con” nữa, mà là nhiều phân đoạn thị thường có thể trên nền tảng người tiêu dùng năng động, giờ đây đã chiếm tới 66% dân số trưởng thành ở Mỹ. Hai mươi năm trước, nhiều quảng cáo xanh thường có đặc điểm mang hình hoa cúc, trẻ em hoặc hình ảnh của Trái đất nhìn từ không gian. May mắn thay, những quảng cáo đó có tất cả nhưng giờ đã không còn.
Hãy coi nhóm những sản phẩm làm sạch là một ví dụ; phương pháp quảng cáo bong bóng đã trở thành nhàm chán. Với sự kết hợp của những thiết kế trọn gói mang tính nghệ thuật, mùi hương lâu dài, chứng chỉ xanh, họ nỗ lực để thuyết phục người tiêu dùng khó tính rằng nước rửa bát của họ không phải là loại giống sản phẩm gốc Palmolive.
Trong khi nhà marketing quen với việc đưa tất cả những "khách hàng xanh” lại với nhau trong một nhóm không thể phân biệt được, giờ họ lại tập trung vào việc đa dạng hóa từ nhiều mảng người mua có tư tưởng ủng hộ sinh thái.
Nhưng quay trở lại những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ 20, những thương hiệu xanh thực sự mà nói mới chỉ là thiểu số. Một sản phẩm tạo ra được cái mới nếu nó chỉ có một đặc tính xanh. Tiếp tục với những sản phẩm giặt là và làm sách như trường hợp trong luận điểm này, sản phẩm Downy chứa chất làm mềm sợi vải của Procter & Gamble’s đã trở thành tiêu đề quảng cáo.
Rất nhiều sản phẩm khác được chào bán với tiêu đề thân thiện với môi trường đơn giản là đã nắm bắt được với xu hướng "xanh lên” trong mắt người tiêu dùng – và các chai nước tẩy được làm từ các hàm chất tái chế và thành phần chất bên trong được đóng mác "có thể làm phân hủy các chất bẩn”.
Người tiêu dùng ngày nay khó tính hơn. Với những người làm marketing xanh, từng bôi nhọ hình ảnh của họ với tất cả loại máy làm sạch xanh, thì những phương thức quản cáo ngày nay thường phải nói đến một hoặc nhiều nhãn sinh thái trong số 299 các nhãn sinh thái được đưa ra bởi những tổ chức trung gian có uy tín, thường là các tổ chức phi chính phủ, các nhóm hoạt động môi trường, các nhà bán lẻ và các cơ quan chính phủ- và thậm chí là "tự công nhận” với điều kiện đáp ứng được "sự minh bạch”, một chủ đề nổi cộm khác.
Tại Monterey, ví dụ, nhà quản lý thương hiệu Clorox đã tuyên bố về sự công nhận công ty ông của Tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ với chương trình dán nhãn môi trường cũng như sự công nhận của Sierra Club. Đối thủ cạnh tranh của ông từ S.C. Johnson thì đưa địa chỉ trang web của công ty nơi khách hàng có thể tìm thấy danh sách những thành phần của các thương hiệu chính của họ.
Tuy nhiên, các nhãn hiệu sản phẩm và danh sách các thành phần đơn giản không còn là đủ nữa. Trong khi marketing xanh đã vượt lên khỏi những thương hiệu hướng tới tiêu chí "xanh” cùng lúc với những công cụ xây dựng mối quan hệ của các phương tiện truyền thông xã hội cho phép các nhà marketing có thể tận dụng được mỏ vàng những khách hàng ủng hộ sản phẩm xanh dành cho mảng thị trường nghiên cứu.
Seventh Generation, công ty khởi nguồn cho những sản phẩm làm sạch có một trang blog tên là "Inspired Protoganist” và một mạng xã hội là "Seventh Generation Nation” tại trang web của công ty này với hàng nghìn thành viên, giúp họ có được những ý kiến đánh giá và những đề xuất cho những ý tưởng sản phẩm mới. Công ty này cũng có một trang trên Facebook hoàn toàn với rất nhiều lời nhận xét từ nhiều trong số hơn 6000 "người hâm mộ” mạng xã hội này và một trang trên Twitter với hơn 2000 người sử dụng. Điều này không hề tồi với một sản phẩm xà phòng.
Trong khi các sản phẩm làm sạch xanh tập trung vào ảnh hưởng của bụi đối với những kệ hàng thực phẩm cho sức khỏe, những thương hiệu bền vững nổi tiếng đang nhìn thấy có cơ hội trong hướng ngược lại. Trong nhóm những sản phẩm làm sạch, khó mà có sản phẩm nào nổi trội hơn dòng sản phẩm GreenWorks của Clorox. Dòng sản phẩm này của Clorox đang phát triển mạnh mẽ bởi thương hiệu nổi tiếng của nó cũng như bởi những thành phần của sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đặc trưng cho nhiều thương hiệu sản phẩm xanh khác được bày bán.
Có mặt tại Monterey, Clorox đã công bố doanh thu và thị phần tăng bất chấp suy thoái và tuyên bố một rừng các sản phẩm cho dù trong bối cảnh suy thoái và tuyên bố rằng GreenWorks giờ đây chiếm 45% nhóm các sản phẩm làm sạch có xuất xứ từ thiên nhiên, phát triển mạnh mẽ hơn cả dòng sản phẩm của Seventh Generation, công ty từng dẫn đầu trong lĩnh vực này 20 năm trước.
-Bài viết của Jacquelyn Ottman trên Harvard Business Publishing. Bà là chủ tịch của công ty, J. Ottman Consulting, Inc., một công ty sáng tạo sinh thái và quảng cáo xanh đặt tại New York có khách hàng là một số công ty thuộc danh sách 500 công ty của Fortune. Bà là tác giả của cuốn Marketing Xanh : Cơ hội cho sự sáng tạo (Green Marketing: Opportunities for Innovation). Để biết thêm thông tin về tác giả truy cập tại info@greenmarketing.com.
Harvard Business Publishing

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

5 Green Marketing Trends for 2013

Now that we’ve said “goodbye” to 2012, we are all wondering what changes we can expect for green marketing in 2013. Based on our research, experience, and many of the macro trends of last year, below are five predictions we estimate will be big in green marketing in 2013:
Green Goes Mobile: Being green, convenience, and transparency will converge on mobile platforms.AMD
In 2012 we saw the continued rise of mobile sites, apps, and devices in the public consciousness. In 2013, eco-friendly and socially responsible brands will continue to harness mobile platforms to further their marketing goals. We predict sustainable and socially responsible businesses will further their transparency goals by bringing more real-time and update to date CSR reporting to mobile platforms.  Microchip company AMD has done this with their CSR report, and we believe this type of reporting will become even more dynamic and commonplace this year. Additionally, from a consumer perspective, we expect to see a rise of apps that bring additional convenience to being green. Applications and products like the Nest thermostat are leading the way. This learning thermostat helps save energy and can easily be controlled on-the-go through a mobile application. More marriages like this of convenience, application, and product will help pave the way to consumers participating with sustainability in meaningful ways.
Social Media for Cause: Social networks will be used as a platform to share and grow causes.
Valley GivesIn the beginning stages of the social media era, individuals mostly used the platforms to connect with friends. But during the past year, social media has begun to develop into a platform to share passions, beliefs, and causes as well. As consumers become more comfortable with online giving, these social networks will continue to be a rallying point for non-profits looking to make a difference and the raise money to make it happen. A great local example for us was the recent Valley Gives campaign. On December 12, 2012, residents of Hampden, Hampshire, and Franklin Counties here in Massachusetts joined together for 24 hours to make gifts to their favorite charities. Users had the option of signing up through Facebook to donate to the campaign. The campaign raised over $1 million dollars with almost 7,000 unique donors. Expect to see even greater cause related social networking activity this year.
Green Products Compete: With the growing acceptance of environmental concerns and parallel increases in product quality, green products will compete with non-green goods.  
As consumers are becoming increasingly aware of the environment sustainability is playing an important role in LURpurchasing decisions. Additionally through research and development investments the marketplace now has more high quality eco-friendly products available than anytime before. These two factors will converge, creating a situation where many eco-friendly products will not only grow, but become dominate players in their industry. A great example of this is lur apparel, a newly launched line of sustainable fashion. The brand is competing with the many other clothing lines that also feature simple and professional styles. However, the company has seen great success since their launch, despite their non-eco-friendly competition. lur’s success shows that consumers are increasingly valuing both people and planet when making purchasing decisions.
Crowd Funding for Cause: Crowd funding will gain popularity as non-profits and companies reach out to groups to fund their causes.  Kickstarter
Crowd funding platforms like Kickstarter made their mark on 2012, but largely the news of their success focused on the products they helped to fund. In 2013 we’ll see crowd funding become a must have for non-profit and cause related fundraising. Start up Solar Mosaic is using crowd funding to build solar projects. Once they build their projects, they payback their funders from the revenue stream. The power and strength of this crowd-funding model is clear: $399 thousand dollars have been donated through Solar Mosaic and 6 projects have been fully funded through the site. We’ll see more and more sustainable companies and non-profits adopting similar models this year as utilizing crowd funding is seen as a mainstream go-to. Mosaic
Local Movements Gain Traction: Local is gaining significance and will matter more to consumers.  
Independent We StandJust as consumers are becoming more aware of the environmental and social responsible efforts behind their purchases, they are also becoming increasingly mindful of where their goods come from. 75% of local businesses surveyed have said that they noticed an increase in public awareness of the benefits of locally owned businesses in the past year. Locally sourced products, from food to furniture, have sparked a trend in purchasing that will only continue to grow during 2013. In particular, farmers markets have been gaining popularity over large grocers, such as Stop & Shop and Big Y.  Independent We Stand has recognized the “buy local, shop local” movement and has urged people from around the country to join in.  Additionally, the organization has recently launched a mobile application that serves a directory of all locally owned, independent businesses. Expect “local” to become a marketing advantage and prominent claim in 2013.
These are just 5 of our predictions for the coming year. We’d love to hear feedback or other thoughts in the comments below. What do you think will happen in green marketing in 2013?