Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Công nghệ xanh

Nước giải khát xanh
Với hàng loạt những nguy hiểm tiềm ẩn trong các thành phần của nước uống như: nước nhiễm khuẩn, gây rối loạn dậy thì ở nữ giới, giảm khả năng sinh dục ở nam giới, không tốt cho tim mạch, về lâu dài, có thể gây ung thư nguy hại cho sức khỏe, những đe doạ đó đặt thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam trước những thách thức to lớn.
Theo ông Yokomizo Munechika, tổng giám đốc công ty TNHH nước giải khát Kirin Việt Nam, “Điều dễ thấy nhất là niềm tin của người tiêu dùng đã bị sụt giảm. Họ trở nên hoang mang, lo lắng và ngày càng thận trọng hơn khi lựa chọn sản phẩm, luôn cảnh giác với những thông tin mà nhà sản xuất đưa ra. Điều này đặt ra câu hỏi về đạo đức kinh doanh cho các công ty trong thị trường nước giải khát Việt Nam, họ đã nhận thức đúng tầm quan trọng về lợi ích của khách hàng hay chưa?”.
Không ngồi đó chờ cơn bão qua đi, công ty Kirin Việt Nam đang đem “ruột gan” của mình ra để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng, sẵn sàng tung ra những sản phẩm mới trong thời điểm thị trường nhạy cảm. Tiêu biểu là sản phẩm Latte và Ice+. Bởi theo ông Yokomizo, “thách thức luôn đi cùng với cơ hội, cùng với sự đào thải của thị trường, đây chính là thời cơ cho những thương hiệu uy tín nhận được sự quan tâm và xem xét lựa chọn của người tiêu dùng nhiều hơn. Đó là lý do Kirin không ngừng cải tiến và tung ra nhiều loại sản phẩm mới, ngay cả trong lúc thị trường đang rối ren như thế này.”
Từng lao đao vì nghi án chất tạo đục độc hại DEHP, nhưng đến ngày 11.6.2011, công ty TNHH nước giải khát Kirin Việt Nam đã chính thức được giải thoát khỏi vòng nghi ngờ khi được sở Khoa học và công nghệ TP.HCM công bố kết quả kiểm tra DEHP các sản phẩm Nước bổ sung Ice+; Sữa trái cây Latte và Trà xanh KiRA đều không chứa chất độc hại nói trên.
Dù thâm nhập vào thị trường giải khát Việt Nam khi ngành hàng này đã có không ít những “ông lớn” đang chiếm lĩnh vị trí quán quân, nhưng với 5 năm tham gia thị trường, Kirin Việt Nam đang dần khẳng định mình nhờ tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường này.
Nhờ ứng dụng 100% dây chuyền công nghệ Aseptic hiện đại nhất thế giới vào sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến quá trình chiết rót, đóng chai đều diễn ra trong môi trường hoàn toàn vô trùng. Công nghệ Aseptic giúp sản phẩm đảm bảo an toàn về chất lượng và giữ được trọn vẹn hương vị thơm ngon và tinh chất của nguyên liệu thiên nhiên mà hoàn toàn không cần đến chất bảo quản. Toàn bộ quy trình sản xuất được vận hành và điều khiển bởi hệ thống máy tính kết nối toàn cầu, với sự hỗ trợ trực tiếp từ công ty mẹ tại Nhật Bản và các kĩ sư Nhật làm việc tại nhà máy. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu luôn được các kĩ sư của Kirin Việt Nam kiểm tra chặt chẽ - để đảm bảo độ tươi ngon của từng sản phẩm.
Trong thời đại đầy rẫy nghi hoặc như hiện nay, việc thông minh lựa chọn các thương hiệu uy tín, đã được kiểm chứng là vô cùng cần thiết. Kirin là một trong số đó. Với phương châm “Sáng tạo văn hóa uống nước mới tại Việt Nam”, Kirin luôn nỗ lực mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm tươi ngon và chất lượng nhất.

Kiến trúc xanh
Chữ xanh ở đây là xanh trong kiến trúc và xây dựng là làm nhà nhiều mảng xanh thoáng mát, tiết kiệm năng lượng. Nhưng không phải ai cũng hiểu như thế. vì thế mới phải đi tìm...
Không ít ý kiến cũng khẳng định xu hướng sử dụng vật liệu sao cho xanh hơn, ít khí thải và nhiều khả năng tái chế thì mới xanh được. Thế nhưng mỗi ngày các khu đô thị mới, nhà mới vẫn mọc lên trên khắp các nẻo đường Việt Nam mà chẳng thấy “xanh” ở đâu, hay “xanh” vẫn như một khái niệm mang tính vẫy gọi ở thì tương lai, ngự trị trên các tham luận hội nghị và tuyên bố của các nhà khoa học mà thôi. Còn bản chất kiến trúc – đô thị mới ở Việt Nam hiện nay không xanh sao?

Đa số cư dân ở độ tuổi trung niên đều gật gù hoài niệm kiểu: chỗ này hồi đó – lúc tui còn nhỏ – lúc ông bà già còn sống – lúc chưa mở đường – thì xanh lắm, nhiều cây cối, tha hồ dạo chơi, bây giờ đô thị hoá rồi thành ra… vậy đó!
Đa số chủ đầu tư đều lên tiếng trách móc chuyện đô thị hoá theo kiểu “mấy ổng làm sao mà toàn là cao ốc mọc lên, khoảng xanh bớt đi”. Nhưng thực sự mỗi ngày tại các phòng quản lý xây dựng luôn xảy ra những cuộc cò kè năn nỉ ỉ ôi để làm sao nhà mình sắp xây tận dụng tối đa diện tích đất, để giảm khoảng lùi và tăng chiều cao tầng cho bằng được. Nghĩa là, chủ đầu tư không ngừng làm khó nhà chuyên môn mà nhìn kỹ thì chỉ ở mấy tỷ lệ khoảng trống, khoảng xanh phải chừa.
Dĩ nhiên vẫn có một vài chủ đầu tư đã cố gắng để lại khoảng trống hít thở, đã hăm hở sử dụng năng lượng tiết kiệm (hoặc đăng ký đạt chuẩn cho công trình của mình là tiết kiệm năng lượng!)
Dĩ nhiên, vẫn nhiều chủ đầu tư thuộc diện có “của ăn của để” nên làm nhà vườn vài trăm mét vuông trên đất vài ngàn mét vuông, và chữ xanh khi ấy được hiểu là về với thiên nhiên, là quay được lại thuở thuần phác dân dã, mặc dù khéo để ý thì thấy những cái hai cục vẫn gắn chi chít trên mặt sau ngôi nhà được tuyên bố là… mát lắm chả khi nào phải chạy máy lạnh cả!
Dĩ nhiên, có còn hơn không, dù số lượng và hiệu quả mà những ngôi nhà xanh ấy – được hiểu theo nghĩa nhiều cây xanh và ít tốn điện – vẫn còn quá ít ỏi.

Đi với người bạn trong tập đoàn điện lực dạo phố Sài Gòn những ngày cuối năm, bạn bảo Sài Gòn làm tốt việc thu vén dây điện rồi, chứ mình đi mấy nơi khác còn nhiều “mạng nhện” chi chít lắm. Tự nhiên thấy vui lạ, lắc tay bạn hỏi “thiệt không mày?”
Đi với mấy nhiếp ảnh gia nước ngoài lang thang phố xá, họ bảo: các cửa tiệm lớn nhỏ ở khu trung tâm Sài Gòn cũng chịu trưng bày trồng cây, chịu trang trí gốc cây trước nhà nhỉ! Lại thầm cảm ơn các gia chủ mà mình không quen ấy. Dù biết Sài Gòn cũng chưa làm được gì nhiều đâu, nhưng không thể không nhìn nhận những điều bạn bè nơi khác ghé đến, so sánh tuy chỉ tương đối nhưng nhận xét là có thật. Người ta tính được 1m2 đất trống quanh một gốc cây không làm gờ chắn có thể ngấm được hơn 2,5m3 nước mưa.
Nhưng sau mấy cái vui nho nhỏ ấy, bình tâm nhìn lại, chuyện xanh từ nhà ra phố vẫn đang được hiểu đơn giản là ráng thêm chút cây cối cho những bề mặt bêtông được dịu đi đôi chút! Cách hiểu đó chỉ khoanh vùng rất hẹp một mặt của vấn đề có nhiều mặt song hành này. Nếu chiếu theo tiêu chí về kiến trúc xanh (green building) mà hội đồng Công trình xanh Mỹ (UCRBC) đề ra thì green building hoàn toàn… không có chữ xanh nào cả, cụ thể là: quy hoạch địa điểm bền vững; bảo vệ nguồn nước và hiệu quả nguồn nước; hiệu quả năng lượng tái tạo; bảo tồn vật liệu và tài nguyên; chất lượng môi trường sống trong nhà.
Nói cách khác, green building là tiêu chuẩn công trình được thiết kế và xây dựng để giảm hoặc loại bỏ tác động xấu của quá trình xây dựng và sử dụng lên môi trường và cư dân trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, nhà xanh muốn thực hiện thì phải đặt vấn đề bắt đầu từ tầm vĩ mô, hay ít ra đi từ xa đến gần. Xem hết các tiêu chí kể trên thì thấy xứ mình hầu như chưa đáp ứng được bao nhiêu các tiêu chuẩn ấy, chỉ là những cố gắng đơn lẻ của từng nhà, từng khu, từng xóm mà thôi.
Vậy có mấy chữ xanh?
Hiểu đúng và có thái độ đúng sẽ tìm được lời giải cho công trình xanh ở xứ ta, ít ra ở những điểm cơ bản sau:
- Xanh thuở xưa cha ông làm xuất phát từ cái khó ló cái khôn, từ tiết kiệm tận dụng, thành ra là trân trọng thiên nhiên, thành ra biết vay biết trả. Xanh thuở xưa đào đất đắp nền cũng là tạo ao nuôi cá, âm dương bù trừ không xâm hại đến mẹ thiên nhiên. Xanh ngày nay cũng phải học tâm thế cần – kiệm ấy. Chứ xanh mà hao tốn thì quả là… xanh mặt, dẫu thực tế đang chứng minh có tốn kém cũng phải làm, còn hơn phải trả giá vì môi trường xâm hại, vì chốn cư ngụ không an lành.
- Xanh nhưng phải chín, không thể cái kiểu hái lúa non, vặt quả xanh chạy theo phong trào, là thấy người ta nói xanh thì mình học đòi xanh, đánh trống bỏ dùi vừa tháo biểu ngữ cổ động xuống là… đâu lại vào đấy. Làm nhà xanh như cha ông thuở trước là tạo ra của để dành chứ không phải đồ ăn liền hay ăn bớt ăn xén, lại càng không phải là của nợ, bắt người khác dọn, bắt đời sau con cháu gánh chịu, thì không ai chấp nhận nổi.
- Xanh không đơn lẻ một hai nhà, vài ba con đường, mà là liên hoàn từ cống rãnh lên dây điện, từ chân bước liền đến mắt nhìn. Cứ mỗi khi có công trình di sản “được” trùng tu là ai nấy đều lo thắt ruột trước những bôi son tô phấn đỏ làm hại di tích hơn là bảo vệ di tích. Xanh xanh đỏ đỏ kiểu ấy khác gì… phá hoại.
- Xanh phải tránh xáo trộn đời sống, tránh gượng ép. Ý thức cộng đồng một sớm một chiều chưa dễ thay đổi, nhưng không phải vô cảm trơ lỳ, khi xanh gắn được với quyền lợi của cư dân thì tự dưng có hiệu quả, có lan rộng mau chóng, hơn hẳn mấy tấm áp phích phất phơ, mấy chậu kiểng lăn lóc. Nhiều chuyên gia đô thị đã nhận định: chỉ cần giữ sạch môi trường là nâng cao chất lượng không gian sống lên rồi, nghĩa là xanh phải đi liền với sạch.
- Xanh là thiệt tình chân chất, chứ đừng lấy tre bọc quanh lõi thép rồi hô hoán rằng biết dùng vật liệu tự nhiên, đừng làm nhà hộp kính bít bùng rồi phủ mái trồng cỏ cho có vẻ… xanh! Tóm lại, đừng xem xanh là cái mác thời thượng để bắt mối làm ăn, để ra khoe khoang với người ngoài, để đánh tráo khái niệm nhằm đạt các lợi ích riêng tư mà quên đi lợi ích cộng đồng.
Xem ra có khá nhiều ngã đường đi đến ngôi nhà xanh, mà điểm xuất phát luôn từ những điều nhỏ nhặt. Bởi khi xây nhà chỉ cần gia chủ và các bên liên quan (thiết kế, thi công) lưu ý giải pháp cụ thể về kỹ thuật, về vật liệu sử dụng, về khoảng trống thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên, về hệ thống kỹ thuật… là đã bắt đầu quá trình tương tác, tìm kiếm sự hài hoà với ngôi nhà rồi đó.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Don’t Let Skepticism Stifle Your Green Efforts

Don’t Let Skepticism Stifle Your Green Efforts

Ask businesses why they don’t tout green achievements more often, and their answer will likely be fear of greenwash.
Before you let such fears deter you from making investments in sustainable technology or promoting your green achievements, consider how difficult it is for any advertiser to gain consumer trust.
Consumers have always been skeptical of advertising. Take the food industry, for example. Food brands have long been under government scrutiny for their advertising claims. Today, companies are getting smeared for overpromising health benefits, leaving consumers confused about what’s actually true. But we don’t call that “food wash.”
As I write in my new book, “The New Rules of Green Marketing,” skepticism is so rampant in all industries that consumers trust each other more than they trust brands, ads and media messages in general. That’s one reason social media is soaring right now.
Skepticism is par for the course. Besides, a little skepticism is good – it keeps us on our toes. The now “Wild West” green marketplace will mature. But as is the case for many established industries, the potential to screw up will always be there.
So, proceed with caution. But for the sake of the planet and your business, do proceed. The following strategies will help you avoid greenwash and gain competitive advantage in the process:
1. Walk your talk.
Thwart the most discriminating of critics by visibly making progress toward measurable goals. Being proactive in responding to the public’s concerns and expectations starts with a visible and committed CEO. That’s because CEOs can create an emotional link between the company and its customers. Empower your employees, too. Educate them on environmental issues and the specifics of their company’s processes so they can fuel authentic communications about your company’s green initiatives.
 2. Be transparent.
Provide access to details about your products and corporate practices, and continuously report on your progress. In the future, disclosure of environmental impacts may be required by law. Get a jump on competitors and regulators—and score some points with consumers—by voluntarily disclosing as much as possible. During this process, don’t hide bad news. Acknowledge your weaknesses and explain how you’re proactively trying to improve.
3. Don’t mislead.
Be specific, prominent and comprehensive so as not to confuse. Consumers may claim to know what commonly used terms such as “recyclable” and “biodegradable” mean, but they can be easily mistaken—creating risk for unsuspecting sustainable marketers.
The best advice for green marketers is to adopt specific standards for disclosure of green initiatives and to follow the FTC Green Guides or other appropriate government guidelines. If possible, consult with lawyers who specifically address green claims.
4. Enlist the support of third parties.
Let stakeholders in on the steps you’re taking, and educate the public on how they can help. You can also align positively with third parties that perform independent life-cycle inventories, certify claims and award eco-seals. Certifying your product under appropriate eco-labels lends credibility to environmental messages. When choosing eco-labels, be sure to choose wisely based on how relevant the label is to your brand image. If your product has multiple eco-labels, make sure the standards for each do not conflict with one another.
5. Promote responsible consumption.
It’s one thing to design a product to be greener, but you can’t minimize impact throughout the total product life cycle unless consumers eventually use and dispose of your product more responsibly. Enlisting consumer support for responsible consumption is a sure-fire way to build credibility and reduce risk. Products can be designed to make it easier for consumers to minimize resource use. In turn, people will appreciate your efforts to make responsible consumption more manageable.